Hàn Quốc tố Triều Tiên gửi thêm vũ khí cho Nga, cho binh sĩ tham chiến tại Ukraine

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/11/2024 | 2:35:56 PM

Thông tin từ tình báo Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã gửi thêm lô hàng pháo và hệ thống phóng tên lửa cho Nga nhằm hỗ trợ chiến sự tại Ukraine, cùng lúc binh sĩ nước này cũng bắt đầu tham chiến.

Quân đội Triều Tiên diễu binh kỷ niệm 75 năm thành lập tại Bình Nhưỡng vào năm 2023
Quân đội Triều Tiên diễu binh kỷ niệm 75 năm thành lập tại Bình Nhưỡng vào năm 2023

Theo Hãng tin AFP, thông tin Triều Tiên gửi vũ khí đến Nga được ông Lee Seong Kweun, thành viên Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, tiết lộ sau cuộc họp với Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 20-11.

Theo ông Lee, NIS đã xác nhận Triều Tiên cung cấp pháo tự hành cỡ 170 mm và hệ thống pháo phản lực 240 mm tầm xa cho Nga. Những vũ khí này không thuộc kho vũ khí thông thường của Nga, do đó, Bình Nhưỡng cũng cử thêm nhân sự để bảo trì và sửa chữa chúng.

Bên cạnh đó, khoảng 11.000 binh sĩ Triều Tiên đã được triển khai đến vùng Kursk ở phía tây nước Nga, trong đó một số binh sĩ đã tham gia vào các cuộc giao tranh.

"Họ được biên chế vào các lữ đoàn lính dù và lực lượng thủy quân lục chiến của Nga, trải qua huấn luyện chiến thuật và ứng phó. Một số đã được cho là đã tham gia chiến đấu", ông Lee cho biết.

NIS cũng nhận định binh sĩ Triều Tiên đã chịu thương vong trong chiến sự tại Ukraine. Tuy nhiên, cả Bình Nhưỡng lẫn Matxcơva đều chưa xác nhận sự hiện diện của lực lượng này tại Nga.

Tháng trước, Triều Tiên tuyên bố rằng mọi hoạt động triển khai binh sĩ đến Nga sẽ tuân thủ luật pháp quốc tế. 

Trong khi đó, mối quan hệ quân sự giữa Bình Nhưỡng và Matxcơva ngày càng chặt chẽ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm hiếm hoi tới Bình Nhưỡng vào tháng 6, ký kết thỏa thuận phòng thủ chung với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Giới phân tích cảnh báo rằng việc Triều Tiên gia tăng thử nghiệm và sản xuất pháo binh, tên lửa hành trình gần đây có thể nhằm chuẩn bị cho các lô hàng vũ khí tiếp theo gửi đến Nga.

Sự tham gia trực tiếp của binh sĩ Triều Tiên vào chiến sự đã khiến Seoul cân nhắc thay đổi chính sách.

Trước đây, Hàn Quốc luôn từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới, Seoul có thể sẽ điều chỉnh lập trường này.

(Theo TTO)

Các tin khác
Cờ Nga và Mỹ được chụp tại Geneva, Thụy Sỹ.

Đường dây nóng đặc biệt nhằm giải quyết khủng hoảng giữa điện Kremlin và Nhà Trắng không được sử dụng.

Cầu Kerch ở Crimea bị Ukraine tấn công.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine khốc liệt đã bước vào ngày thứ 1.000 vào hôm 19/11/2024. Cuộc đối đầu quân sự lớn nhất châu Âu sau Thế chiến II này chứng kiến sự tổn thất hàng chục ngàn sinh mạng và sự tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD, với những tổn thương khó đong đếm cho kinh tế, xã hội những nước tham chiến…

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Hãng tin Nga TASS sáng nay (19/11) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân với các điều khoản sửa đổi mới.

Các điểm bị tấn công hồi tháng 6

Tiếp tục chuỗi giao tranh ác liệt xuyên biên giới song song với các cuộc cận chiến chống quân đội Israel tại chiến trường Nam Lebanon, lực lượng Hezbollah trong ngày hôm qua đã mở lại nhiều cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục