Dư luận thế giới phản ứng trước lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/11/2024 | 8:08:52 AM

Một loạt lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế đã lên tiếng sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì cáo buộc "phạm tội ác chiến tranh".

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Israel là nước phản ứng mạnh mẽ nhất. Văn phòng Thủ tướng Netanyahu đã bác bỏ, chỉ trích mạnh mẽ các lệnh bắt giữ cũng như cho biết không đầu hàng trước áp lực để bảo vệ công dân của mình.

Trong khi đó, lực lượng Hamas lại lên tiếng hoan nghênh quyết định của ICC khi ban hành lệnh bắt giữ và gọi đây là bước tiến quan trọng hướng tới công lý. Chính quyền khu Bờ Tây cho biết, quyết định của ICC thể hiện hy vọng và sự tin tưởng vào luật pháp quốc tế và các thể chế của ICC.

Chính phủ của Tổng thống Mỹ Biden cho biết, Washington bác bỏ quyết định của ICC, đồng thời rất quan ngại về việc công tố viên vội vàng xin lệnh bắt giữ cũng như những sai sót đáng lo ngại trong quy trình dẫn đến quyết định này.

Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, việc ICC phát lệnh bắt lãnh đạo Israel là "sự xúc phạm". Mỹ sẽ luôn sát cánh cùng Israel chống lại các mối đe dọa an ninh đối với đất nước này. Theo Middle East Monitor, một số thành viên đảng Cộng hòa kêu gọi Thượng viện trừng phạt các nước ủng hộ thực hiện phán quyết của ICC.

Về phía Liên minh châu Âu (EU), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và an ninh, Josep Borrell cho rằng, lệnh bắt của ICC không mang tính chính trị, cần phải được tôn trọng và thực hiện.

Bên cạnh đó, lãnh đạo nhiều quốc gia khác cũng lên tiếng bày tỏ quan điểm khác nhau liên quan đến quyết định của ICC, trong đó có cả ủng hộ, phản đối cũng như mang tính chất khá "trung dung".

Lãnh đạo các nước như Pháp, Hà Lan, Ireland, Na Uy, Anh, Áo, Thụy Sĩ cũng đồng loạt lên tiếng về vụ việc. Các nước này chủ yếu cho biết tôn trọng quyết định của ICC và có nghĩa vụ hợp tác với ICC theo Quy chế Rome.

Theo quy định, các nước thành viên ICC có nghĩa vụ bắt nếu ông Netanyahu, ông Gallant đến lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, động thái của ICC chủ yếu mang tính biểu tượng, vì quan chức bị phát lệnh bắt thường tránh đến những nước này.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh Moskva đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước người dân ngày 21/11.

Tối ngày 21/11 (theo giờ Moskva), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu đặc biệt trước người dân Nga dưới dạng video ghi hình với đề tài trọng tâm là chiến dịch quân sự đặc biệt và các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Bushehr ở thành phố cùng tên của Iran.

Hội đồng Thống đốc gồm 35 quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hoạt động hợp tác với tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc (LHQ), đồng thời đề nghị IAEA đưa ra báo cáo “toàn diện” về Iran vào mùa Xuân năm tới.

Philippines động thổ dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr. hôm nay (21/11) tham gia lễ động thổ Dự án năng lượng mặt trời Meralco Terra -Terra, dự kiến ​​ trở thành cơ sở lưu trữ pin và năng lượng mặt trời tích hợp lớn nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục