Ông Trump sắp ký các sắc lệnh để giải cứu ngành than nội địa

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/4/2025 | 2:35:30 PM

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ ngành than, với mục tiêu tăng sản lượng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ ngành than trong nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ ngành than trong nước

Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ ngành than trong nước - động thái mới nhất của ông đi ngược lại với nỗ lực toàn cầu trong việc giảm phát thải carbon, theo tiết lộ từ một quan chức cấp cao Nhà Trắng và 2 nguồn tin của Reuters.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tỷ lệ điện năng từ các nhà máy nhiệt điện đốt than hiện chỉ chiếm chưa đến 20% tổng sản lượng điện quốc gia, so với mức 50% vào đầu thế kỷ này.

Nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ của khí đốt tự nhiên nhờ công nghệ khai thác fracking, cùng với đà tăng trưởng nhanh của điện gió và điện mặt trời. Công nghệ khai thác fracking được hiểu là một phương pháp khai thác dầu và khí đốt từ các tầng đá ngầm sâu trong lòng đất.

Là một đảng viên Cộng hòa, ông Trump từng cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ thúc đẩy sản lượng năng lượng của Mỹ. Kể từ khi nhậm chức ngày 20/1, ông đã theo đuổi chính sách nới lỏng các quy định về năng lượng và môi trường.

Theo Nhà Trắng, lễ ký sắc lệnh sẽ diễn ra lúc 15h (giờ địa phương, tức khoảng 2h sáng ngày 9/4 theo giờ Việt Nam). Các sắc lệnh mới sẽ bao gồm những nỗ lực nhằm cứu các nhà máy than đang đứng trước nguy cơ bị đóng cửa, theo các nguồn tin giấu tên vì chưa được phép phát ngôn chính thức.

Đáng chú ý, trong bối cảnh nhu cầu điện tại Mỹ đang tăng trở lại lần đầu tiên sau 2 thập kỷ - chủ yếu do sự bùng nổ của các trung tâm dữ liệu phục vụ trí tuệ nhân tạo, xe điện và tiền điện tử - chính quyền Trump cho rằng việc giữ lại các nhà máy than là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng.

Một sắc lệnh sẽ yêu cầu Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright xem xét liệu than luyện kim (sử dụng trong sản xuất thép) có nên được coi là "khoáng sản thiết yếu" hay không.

Một sắc lệnh khác sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum chính thức chấm dứt lệnh cấm tạm thời đối với việc cấp quyền khai thác than trên các vùng đất liên bang và ưu tiên khôi phục hoạt động cho thuê mới.

Ngay sau thông tin này, cổ phiếu của các công ty khai thác than lớn như Peabody (BTU.N) và Core Natural Resources (CNR.N) đều tăng khoảng 9%.

Tuy nhiên, giới chuyên gia môi trường cảnh báo việc đốt than tạo ra lượng khí CO2 - tác nhân chính gây biến đổi khí hậu - nhiều hơn bất kỳ loại nhiên liệu hóa thạch nào khác. Nó cũng thải ra các chất ô nhiễm gây bệnh phổi và tim mạch.

Trong thập kỷ qua, sản lượng than của Mỹ đã sụt giảm mạnh do các quy định môi trường chặt chẽ, đặc biệt dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden và các chính quyền Dân chủ.

Những người ủng hộ than đá cho rằng các nhà máy than hiện tại chỉ hoạt động khoảng 40% thời gian và có thể tăng công suất nếu các rào cản pháp lý được tháo gỡ.

(Theo Dân trí)

Các tin khác
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo (giữa) chủ trì cuộc họp nội các về bầu cử tại Seoul ngày 8-4-2025.

Theo hãng tin Yonhap, sáng 8-4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3-6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.

Thuế đối ứng của Tổng thống Trump chính thức có hiệu lực

11h00 trưa nay (9/4) giờ Việt Nam, mức thuế đối ứng của Mỹ áp dụng với loạt quốc gia và vùng lãnh thổ chính thức có hiệu lực mà không có bất kỳ sửa đổi nào.

Ô tô xếp hàng tại một cảng hàng hoá ở Singapore.

Vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng sâu rộng với hàng loạt đối tác thương mại của Mỹ và gây chao đảo thị trường toàn cầu, một số quốc gia đã bắt đầu nổi lên như những bên có thể hưởng lợi từ chính sách này.

Toàn cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ.

Ngày 8/4 (giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp để nghe báo cáo về các diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục