Sau hơn 3 năm đàm phán, các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt được thỏa thuận chuẩn bị cho thế giới ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
|
Các thành viên Tổ chức Y tế thế giới đã đạt được thỏa thuận về giải quyết đại dịch trong tương lai.
|
"Các quốc gia trên thế giới đã tạo nên lịch sử tại Geneva ngày hôm nay. Sau hơn 3 năm đàm phán chuyên sâu, các quốc gia thành viên WHO đã có bước tiến lớn trong nỗ lực giúp thế giới an toàn hơn trước đại dịch. Trong thế giới chia rẽ của chúng ta, các quốc gia vẫn có thể hợp tác với nhau để tìm ra tiếng nói chung và cùng nhau đối phó với các mối đe dọa chung ", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong một tuyên bố.
Thỏa thuận mang tính ràng buộc về mặt pháp lý này nhằm củng cố khả năng "phòng thủ” của thế giới chống lại các tác nhân gây bệnh mới sau khi đại dịch Covid-19 làm chết hàng triệu người vào năm 2020-2022.
Thỏa thuận nêu rõ, các biện pháp ngăn ngừa đại dịch trong tương lai và tăng cường hợp tác toàn cầu bao gồm việc thiết lập hệ thống tiếp cận, chia sẻ hữu ích từ nguyên nhân gây bệnh; tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và kiến thức, kỹ năng và chuyên môn liên quan để sản xuất các sản phẩm y tế; huy động lực lượng ứng phó khẩn cấp y tế toàn cầu và quốc gia có tay nghề; thiết lập cơ chế tài chính phối hợp; thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường khả năng chuẩn bị, sẵn sàng, cũng như khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn của hệ thống y tế; thiết lập chuỗi cung ứng và mạng lưới hậu cần toàn cầu…
Thỏa thuận khẳng định chủ quyền của các quốc gia để giải quyết các vấn đề y tế công cộng trong phạm vi biên giới của họ. Theo WHO, đề xuất này sẽ được xem xét tại cuộc họp chính sách của Đại hội đồng Y tế thế giới vào tháng 5.
Thỏa thuận này được coi là một chiến thắng quan trọng cho cơ quan y tế toàn cầu, vào thời điểm các tổ chức đa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc cắt giảm mạnh nguồn tài trợ nước ngoài của Mỹ.
Mỹ - quốc gia chậm tham gia các cuộc đàm phán ban đầu - đã rời khỏi các cuộc thảo luận sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh hành pháp vào tháng 2, rút nước này ra khỏi WHO và các cuộc đàm phán.
(Theo HNMO)
Mỹ sẽ xem xét toàn diện các động lực thị trường liên quan đối với các khoáng sản quan trọng như cobalt, nickel, 17 nguyên tố đất hiếm, urani... được xác định là thiết yếu đối với an ninh quốc gia.
Chiều nay 16-4, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 sẽ khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Thủ đô Hà Nội).
Ngày 15/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh hành pháp mở đường cho các cơ quan chính phủ di dời văn phòng ra khỏi thủ đô Washington, DC.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin tích cực và đậm nét về quan hệ giữa hai nước láng giềng.