22 nước yêu cầu Israel nối lại hoàn toàn viện trợ vào Dải Gaza

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/5/2025 | 8:02:35 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 19/5, 22 quốc gia, bao gồm nhiều nước phương Tây, đã yêu cầu Israel ngay lập tức cho phép nối lại hoàn toàn viện trợ vào Dải Gaza sau khi Tel Aviv dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa đối với vùng lãnh thổ này của Palestine.

Người dân Palestine nhận thực phẩm cứu trợ tại Gaza.
Người dân Palestine nhận thực phẩm cứu trợ tại Gaza.

Tuyên bố chung của bộ trưởng ngoại giao 22 nước cho biết mặc dù ghi nhận những dấu hiệu cho thấy viện trợ sẽ được nối lại một cách hạn chế, nhưng Israel đã chặn viện trợ nhân đạo vào Gaza trong hơn 2 tháng, nói thêm rằng thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm đã cạn kiệt và người dân đang phải đối mặt với nạn đói.

Tuyên bố nêu rõ người dân Gaza phải nhận được viện trợ vô cùng cần thiết đối với họ. Tuyên bố chung này được đưa ra trong bối cảnh Liên hợp quốc (LHQ) cho biết 9 xe tải viện trợ đã được phép vào Gaza, song đánh giá đây là "giọt nước giữa đại dương”, khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở vùng lãnh thổ ven địa Trung Hải đang bị phong tỏa của Palestine.

Bộ trưởng ngoại giao 22 nước cũng nêu yêu cầu việc cung cấp viện trợ cho Dải Gaza phải được tổ chức bởi LHQ và các tổ chức phi chính phủ.

Các quốc gia ký kết tuyên bố chung lên án mô hình phân phối mới mà Israel vừa quyết định, vì gây nguy hiểm cho những người thụ hưởng và nhân viên cứu trợ, làm suy yếu vai trò và tính độc lập của LHQ và các đối tác đáng tin cậy của chúng tôi, đồng thời liên kết viện trợ nhân đạo với các mục tiêu chính trị và quân sự.

Theo tuyên bố, viện trợ nhân đạo không bao giờ được chính trị hóa và lãnh thổ Palestine không được phép bị thu hẹp hoặc chịu bất kỳ thay đổi nhân khẩu học nào. 22 nước cũng nhắc lại thông điệp kiên quyết của mình rằng Hamas phải ngay lập tức thả tất cả các con tin còn lại và cho phép phân phối viện trợ nhân đạo mà không bị cản trở.

Tuyên bố được ký bởi các quốc gia bao gồm Australia, Canada, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ireland, Italy, Nhật Bản, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh.

Ngoài ra, tuyên bố chung cũng nhận được sự ủng hộ từ Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Kaja Kallas, Ủy viên EU về viện trợ nhân đạo và quản lý khủng hoảng Hadja Lahbib, cũng như Ủy viên châu Âu phụ trách Địa Trung Hải, bà Dubravka Suica.

(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của người dân tại Bangkok, Thái Lan ngày 24/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng.

Tờ Bangkok Post dẫn nguồn từ Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan, số ca mắc Covid-19 được báo cáo tại Thái Lan đã tăng vọt lên mức 33.030 trường hợp vào tuần trước, trong đó có ít nhất 6.000 ca ở thủ đô Bangkok.

Người dân Palestine thất vọng khi bếp ăn từ thiện ở Jabalia, miền bắc Gaza hết thực phẩm hôm 17/5.

Israel sẽ cho phép chuyển thực phẩm vào Gaza, trong lúc đối mặt sức ép yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn diện ở vùng đất này.

Tổng thống Mỹ Trump (trái) tại một cuộc gặp Tổng thống Nga Putin.

Trong một bài viết trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông có ý định điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 19/5.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cảnh báo, tối hậu thư của phương Tây có thể làm chệch hướng đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục