Nga - Nhật khẩu chiến về không phận
- Cập nhật: Chủ nhật, 10/2/2008 | 12:00:00 AM
Bộ Quốc phòng Nhật hôm qua nói rằng máy bay ném bom của Nga vi phạm không phận nước này, nhưng Matxcơva bác bỏ tuyên bố đó và nói rằng không quân Nga tuân thủ các quy định quốc tế.
Một chiếc phi cơ ném bom chiến lược Tu-95 của Nga.
|
Bộ Ngoại giao Nhật ra văn bản phản đối gửi đến sứ quán Nga ở Tokyo, về việc một chiếc phi cơ ném bom chiến lược Tu-95 Bear của Nga đã xuất hiện ở phía trên Sofugan (một hòn đảo của Nhật), cách Tokyo hơn 600 trăm km về phía nam. 24 máy bay chiến đấu của Nhật - trong đó có cả những phi cơ tiêm kích F-15, cất cánh để đối phó.
Không quân Nga bác bỏ các thông tin phía Nhật đưa ra. "Máy bay của chúng tôi không xâm phạm không phận Nhật", phó tư lệnh Igor Sadofyev nói.
Trước đó, cũng trong ngày thứ bảy, đại tá Alexander Drobyshevsky, trợ lý tư lệnh không quân Nga, tuyên bố các phi cơ chiến lược Tu-95 đã hoàn thành một chuyến tuần tra đường dài trên Thái Bình Dương.
Tu-95 là loại phi cơ ném bom phục vụ lâu đời nhất trong không quân Nga, có thể mang tên lửa hành trình AS-15 kèm đầu đạn hạt nhân. Không lực Nga không cho biết các máy bay của mình khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra có mang theo loại vũ khí đó hay không.
Nga và Nhật vẫn tranh chấp về chủ quyền của một quần đảo trong suốt 60 năm qua - nguyên nhân khiến hai quốc gia vẫn chưa ký được hiệp định hòa bình kể từ sau Thế chiến II.
(Theo VnExpress)
Các tin khác
Tối 9-2 (giờ địa phương), một kẻ đánh bom liều chết tại cuộc họp kín vận động bầu cử ở Pakistan của Đảng quốc gia Awami (ANP) tại thị trấn Charsadda, tỉnh biên giới Tây Bắc của Pakistan, làm ít nhất 20 người chết và hơn 25 người bị thương.
Không thể phủ nhận sự thật là nhiều di tích, cảnh quan thiên nhiên quý giá trên thế giới đang gặp nguy cơ biến mất hẳn, do rất nhiều lý do: môi trường, khai thác du lịch lan tràn, xung đột trong khu vực... Để cứu vãn những di tích, cảnh quan đó, thế giới cần có giải pháp bảo tồn thích đáng ngay từ bây giờ khi chưa quá muộn. Dưới đây là 10 thắng tích đang gặp nguy cơ.
Bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bác bỏ lời kêu gọi của Mỹ yêu cầu họ tăng sản lượng khai thác dầu mỏ.
Hai tuyến cáp quang nối qua biển Địa Trung Hải đã bị trục trặc và mất tín hiệu từ ngày 31/1 khiến cho lưu lượng Internet của Trung Đông và một phần châu Á bị ảnh hưởng nặng nề.