Áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam và Trung Quốc: 15 nước EU phản đối việc gia hạn
- Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2008 | 12:00:00 AM
Nội bộ Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang diễn ra tranh cãi về việc gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam và Trung Quốc - nhập khẩu vào thị trường châu Âu.
Đa số các nước EU, trong đó có Đức, đòi chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam và Trung Quốc, được áp dụng từ năm 2006 và kéo dài tới ngày 7-10-2008. Trong số 27 thành viên EU, có 15 nước phản đối, còn 12 nước ủng hộ việc kéo dài thời hạn áp thuế.
Ủy viên phụ trách Thương mại của EU Peter Mandelson cho biết, nếu EU xác định có chuyện bán phá giá giày da của 2 nước thì quyết định áp thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục kéo dài thêm tối thiểu một năm nữa và với mức đề nghị hiện nay là 16,5% đối với giày da Trung Quốc và 10% đối với giày da Việt Nam, còn nếu EU không tiến hành điều tra thì quyết định áp thuế đó sẽ chấm dứt.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp đồ thể thao châu Âu (FESI), Horst Widmann, đã phê phán việc áp thuế là gây tổn hại cho người tiêu dùng châu Âu và cho ngành công nghiệp giày hiện đại.
Theo FESI, từ khi áp thuế, nhập khẩu giày da từ Trung Quốc vào thị trường EU đã giảm 15%, xuống còn 1,78 tỷ euro và từ Việt Nam giảm gần 25%, xuống còn 960 triệu euro. Cũng trong thời gian này, giá bán lẻ giày da ở thị trường EU đã tăng hơn 10%.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Triều Tiên đã đề nghị cơ quan giám sát hạt nhân LHQ bỏ niêm phong và các thiết bị giám sát khỏi lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon của nước này, giám đốc IAEA hôm 22/9 cho biết.
Theo thông báo của Bộ Y tế Trung Quốc, số trẻ mắc bệnh do “sữa sạn thận” tại nước này đã tăng lên gần 53.000 trẻ, trong đó có 12.892 trẻ phải nhập viện, với hơn 80% trong số này là trẻ từ 2 tuổi trở xuống. 39.965 trẻ khác được điều trị ngoại trú và được xem là “đã cơ bản hồi phục”.
Chính phủ của Tổng thống Mỹ George Bush ngày 20/9 yêu cầu Quốc hội thông qua kế hoạch chi 700 tỷ USD nhằm mua lại các khoản nợ xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929.
Dư luận thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ vụ đánh bom liều chết ngày 20/9 tại khách sạn 5 sao Mariott ở thủ đô Islamabad của Pakistan, làm ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.