Bộ tứ EU đối phó với khủng hoảng tài chính

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/10/2008 | 12:00:00 AM

Sau cuộc họp khẩn cấp hôm 4-10 tại Paris, các nhà lãnh đạo Anh, Pháp, Đức và Ý tuyên bố sẽ liên kết để bảo vệ các ngân hàng trước sự khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của cuộc họp: “Chúng tôi cùng cam kết bảo đảm sự ổn định hệ thống ngân hàng và tài chính, sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu này”.

Từ trái qua phải: Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh Gordon Brown.
Từ trái qua phải: Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh Gordon Brown.

Các nhà lãnh đạo đề nghị Ủy ban châu Âu nhanh chóng đề xuất dự luật về bảo đảm tiền gửi ngân hàng đồng thời thiết lập cơ chế giám sát xuyên quốc gia trong Liên hiệp châu Âu (EU).

Tổng thống nước chủ nhà Nicolas Sarkozy yêu cầu phạt các nhà quản lý ngân hàng bị phá sản và kêu gọi nhanh chóng triệu tập cuộc họp nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu (G8) nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng. Tuy có sự liên kết nhưng EU theo chủ trương của Thủ tướng Đức Angela Merkel là không thiết lập một quỹ ứng cứu chung cho các ngân hàng như kiểu Mỹ.

Bà Merkel tuyên bố: “Mỗi nước phải chịu trách nhiệm cho mình ở tầm mức quốc gia”. Ông Sarkozy cho rằng mỗi nước phải có biện pháp ứng cứu riêng nhưng trên tinh thần phối hợp. Cách làm đơn độc để bảo vệ tiền gởi tiết kiệm cho các ngân hàng của mình như chính quyền của Ireland và Hy Lạp cũng bị chỉ trích nặng nề.

Thủ tướng Anh Gordon Brown thông báo rằng lãnh đạo EU đã đồng ý yêu cầu Ngân hàng Đầu tư châu Âu giải ngân 32 tỉ euro để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, ngân hàng lớn thứ nhì về bất động sản tại Đức Hypo Real Estate đã tuyên bố rút khỏi các cuộc đàm phán ứng cứu mặc dù đang trong tình thế khó khăn. Đài BBC dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng ngân hàng này không tồn tại nổi trong vài ngày nếu không có sự ứng cứu trọn gói. Nếu Hypo Real Estate sụp đổ chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng lên thị trường vốn đã bất ổn. Một số ngân hàng khác đang đàm phán với chính quyền về biện pháp ứng cứu.

Tại Mỹ, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh cuộc thảo luận tại châu Âu, đánh giá cao sự quan tâm liên tục của EU đến tình hình khủng hoảng ảnh hưởng hệ thống tài chính toàn cầu”. Tuy nhiên, Chủ tịch Nghị viện châu Âu đã chỉ trích cuộc họp này, cho rằng bốn nước lớn không thể đại diện cho cả châu Âu.

(Theo NLĐ)

Các tin khác

Ngày 5-10, Ngoại trưởng I-ran Ma-nu-chê Mốt-ta-ki khẳng định I-ran sẽ tiếp tục hoạt động làm giàu u-ra-ni ngay cả trong trường hợp nước này nhận được cam kết cung cấp nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.

Con tàu MV Faina đang bị hải tặc Somali khống chế.

Liên minh châu Âu EU vừa đồng ý mở một chiến dịch an ninh nhằm quét sạch cướp biển ra khỏi lãnh hải Somali. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Herve Morin cho biết có ít nhất 8 quốc gia đồng ý tham gia nỗ lực này.

Hiện trường vụ đánh bom tại khách sạn Marriot tại Islamabad.

Liên Hợp Quốc và Anh ngày 2/10 tuyên bố sẽ bắt đầu rút con em của các nhân viên đang làm việc tại Pakistan ra khỏi đất nước này do lo ngại bạo lực gia tăng.

Lãnh đạo phe thiểu số thượng viện Mitch McConnell (trái) cho rằng dự luật

Dự luật ứng cứu tài chính sửa đổi đã chính thức được thông qua với tỉ lệ ủng hộ mạnh là 74-25 trong cuộc bỏ phiếu tối 1-10 (sáng 2-10 giờ Việt Nam) tại Thượng viện Mỹ sau hơn ba giờ tranh luận. Thậm chí, cả hai ứng viên tổng thống đều đã ngưng cuộc vận động để đến Washington bỏ phiếu ủng hộ dự luật này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục