Trung Quốc: Vẫn còn gần 6.000 trẻ nằm viện do sữa melamine

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/10/2008 | 12:00:00 AM

Theo thông báo của Bộ Y tế Trung Quốc, hiện vẫn còn gần 6.000 trẻ em Trung Quốc được điều trị tại các bệnh viện do dùng sữa có melamine, trong đó có 6 em trong tình trạng nguy kịch.

Hai phụ nữ Trung Quốc đang chăm sóc con bị bệnh do sữa melamine tại một bệnh viện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Hai phụ nữ Trung Quốc đang chăm sóc con bị bệnh do sữa melamine tại một bệnh viện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy.

Trong thông báo đăng tải trên website tối 15-10, Bộ Y tế Trung Quốc cho biết trong tháng 9 qua, không có trẻ nào tử vong do sữa melamine. Tất cả các trường hợp tử vong được ghi nhận trước đây đều xảy ra từ tháng 5 đến tháng 8-2008.

Thông báo cũng cho biết tổng cộng có 43.603 trẻ hồi phục và được xuất viện kể từ khi xìcăngđan sữa melamine bị phanh phui.

- Cùng ngày, chính quyền đặc khu Hong Kong thông báo vừa có thêm một trẻ bị sạn thận do uống phải sữa có melamine xuất xứ từ Trung Quốc, đưa tổng số trẻ nhiễm bệnh tại đặc khu này lên con số 8.

Bệnh nhi mới nhất là một bé trai 8 tuổi, đã nhập viện sau khi được chẩn đoán có sạn ở thận phải. Từ năm 2003 đến nay, em này đã uống mỗi tuần 3 gói sữa nguyên chất của một công ty sữa Trung Quốc.

Đến nay đã có hơn 30 quốc gia hạn chế hoặc cấm nhập khẩu các sản phẩm bơ sữa có xuất xứ từ Trung Quốc, một số nước cấm nhập khẩu toàn bộ các sản phẩm thực phẩm Trung Quốc.

- Cũng trong ngày 15-10, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết đã phát hiện thêm hai trường hợp nhiễm độc tố melamine trong thức ăn chăn nuôi gia cầm.

Theo một quan chức Bộ Lương thực, nông nghiệp, rừng và nghề cá, qua xét nghiệm mẫu thức ăn gia cầm, nhà chức trách đã tìm thấy melamine trong cám nuôi gà của một công ty sản xuất thức ăn gia cầm tại tỉnh Gyeonggi.

Chủ công ty cho biết tháng trước họ đã nhập từ Trung Quốc 52 tấn men dạng bột để sản xuất cám gia cầm. Nhà máy này đã cung cấp thức ăn cho 12 trang trại gia cầm trên cả nước và hiện còn tồn kho 18,8 tấn.

Nhà chức trách Hàn Quốc đã ra lệnh tiêu hủy toàn bộ lượng hàng còn tồn kho, yêu cầu thu hồi các loại cám nuôi gia cầm đã bán cho các trang trại, và công bố đình chỉ bán sản phẩm trứng và thịt gà của các trang trại đã sử dụng cám gà nhiễm melamine trong khi chờ các xét nghiệm cần thiết.

Trước đó, Hàn Quốc cũng phát hiện một số loại thức ăn gia súc bị nhiễm melamine và 10 loại thực phẩm có nhiễm độc tố này. Việc tăng cường giám sát an toàn thực phẩm tại Hàn Quốc được siết chặt kể từ sau vụ nhiễm độc melamine trong sữa trẻ em ở Trung Quốc bị phát hiện.

Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, nhà chức trách Hàn Quốc còn có kế hoạch kiểm tra toàn bộ lượng bầu dục nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi Nhật Bản phát hiện một lượng lớn đậu xanh đông lạnh nhập khẩu có dư lượng thuốc trừ sâu.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cho biết Hàn Quốc không cấm nhập khẩu đậu xanh đông lạnh và không có kế hoạch cấm bán mặt hàng này. Tuy nhiên, vì lý do an toàn, toàn bộ lượng hàng nhập khẩu phải qua kiểm tra.

- Tại Thái Lan, Cục Quản lý dược và thực phẩm Thái Lan (FDA) ngày 15-10 cho biết họ phát hiện lượng melamine rất cao trong loại sữa đặc không đường nhãn hiệu Mali (do Công ty Thai Milk Industries sản xuất) và đã yêu cầu công ty thu hồi toàn bộ số sữa đang bày bán. Được biết nguyên liệu sản xuất sữa Mali được Thai Milk Industries nhập về từ nhiều nước như Bỉ, Thụy Sĩ, Úc, Đức, Ấn Độ...

(Theo TTO)

Các tin khác
Đền cổ Preah Vihear là tâm điểm tranh cãi về biên giới giữa Campuchia và Thái Lan.

Các chỉ huy quân đội hai nước Thái Lan và Campuchia sẽ gặp gỡ trong hôm nay (16/10) để đối thoại về vùng biên giới tranh chấp sau khi hai bên nổ súng vào nhau khiến 2 lính Campuchia thiệt mạng và 10 người Thái bị phía đối phương bắt giữ.

Hội nghị quốc tế thảo luận về cuộc xung đột Nga-Gruzia tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 15/10 đã kết thúc không thành công do hai phái đoàn Nga và Gruzia từ chối tiếp xúc trực tiếp.

Binh sĩ Hàn Quốc đi tuần dọc biên giới với Triều Tiên.

Bình Nhưỡng ngày 16/10 đe dọa sẽ cắt mọi liên hệ với Seoul để đáp lại chính sách "thù địch" của chính phủ Hàn Quốc.

Chiến đấu cơ Saegheh do chính Iran chế tạo bằng công nghệ trong nước sẽ tham gia vào đội hình các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất

Theo Ria Novosti, bắt đầu từ ngày 16/10 lực lượng không quân của cộng hoà Hồi giáo Iran sẽ bắt đầu các hoạt động chiến đấu trong khuôn khổ cuộc tập trận quy mô lớn tại khu vực không phận phía Tây Bắc của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục