Hành trình bí mật của 13 thùng hàng hạt nhân

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2008 | 12:00:00 AM

Một lượng uranium đã xử lý, đủ để làm 6 vũ khí hạt nhân đã được bí mật vận chuyển qua hàng nghìn km bằng ôtô, tàu hỏa và tàu biển trong chuyến đi dài cả tháng từ một lò phản ứng nghiên cứu tại Budapest, Hungary về một cơ sở ở Nga để nó có thể được bảo vệ chặt chẽ hơn, quan chức Mỹ ngày 22/10 cho biết.

Nga, Mỹ đang thu hồi lại uranium phân phát trước đây cho các nước
Nga, Mỹ đang thu hồi lại uranium phân phát trước đây cho các nước

Chuyến hàng trên được bảo vệ chặt chẽ và giữ bí mật, đã trải qua 3 tuần trên tàu trong hành trình xuyên Địa Trung Hải, biển Măngsơ và biển Bắc để tới Bắc Cực -  cảng Murmansk, Nga - nơi duy nhất có thể tiếp nhận vật liệu hạt nhân.

Mỗi thùng nặng hơn 7,7 tấn, với 13 lớp chống xạ, cất giữ tổng cộng gần 155kg uranium có thể dùng làm vũ khí, tiếp đó được chuyển bằng đường sắt tại một cơ sở vật liệu hạt nhân an toàn ở Mayak, Siberia hôm 22/10, ông Kenneth Baker, một quan chức thuộc cục an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) chịu trách nhiệm giám sát việc này cho biết.

Đây là lần thu hồi uranium được làm giàu cao, lớn nhất từ trước tới nay mà Liên bang Xô viết cũ hoặc Mỹ từng cung cấp theo một chương trình khởi động từ những năm 1950 nhằm phân bố năng lượng hạt nhân một cách hòa bình.

Hai quốc gia này đã nỗ lực thu hồi lại các thanh nhiên liệu đã sử dụng từ các lò phản ứng trên toàn thế giới vì hiện nay an ninh tại một số cơ sở, gồm cả một địa điểm ở Budapest, rất lỏng lẻo, làm dấy lên khả năng bọn khủng bố có thể đánh cấp vật liệu này.

"Đó là một chuyến hàng lớn, lớn nhất mà chúng tôi từng vận chuyển", Baker nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn của hãng AP vài giờ sau khi ông nhận được tin hàng hóa đã về tới đích cuối cùng ở Nga. "Số uranium đó đủ để làm ra 6 vũ khí hạt nhân".

Theo chương trình của Mỹ và Nga, NNSA - trực thuộc bộ năng lượng Mỹ, đã hoàn thành 15 lần thu hồi uranium được làm giàu cao có nguồn gốc ở Mỹ từ các lò phản ứng nghiên cứu tại hơn một chục quốc gia từ năm 2005. Cơ quan này cũng tham gia vận chuyển ba chuyến hàng trước đó, thu hồi số uranium mà Nga từng đưa sang Cộng hòa Czech, Latvia và Bulgaria.

Tuy nhiên, dự án đưa gần 155kg nhiên liệu đã sử dụng có độ phóng xạ cao từ lò phản ứng nghiên cứu ở Budapest về Nga là đặc biệt phức tạp và nhiều thách thức, ông Baker cho biết.

Chuyến hàng trên bắt đầu khởi hành lúc 3h sáng tại Budapest vào cuối tháng 9 và về tới đích - cơ sở hạt nhân Myak ở Siberia, Nga vào sáng sớm hôm 22/10. Theo ông Baker, chuyến hàng này phải đưa đi lòng vòng vì "không thể chuyển qua Ukraine" cho dù đó là con đường đưa tới Nga trực tiếp hơn.

Theo đó, vào sáng sớm một ngày cuối tháng 9, 13 thùng hàng được đưa lên xe tải từ cơ sở ở Budapest để đến nhà ga thành phố rồi được chất lên một đoàn tàu đặc biệt - mỗi thùng hàng một toa - thực hiện cuộc hành trình dài 8h để tới cảng Koper tại Slovenia ở biển Adriatic.

Tiếp đó, nó được chuyển qua Đại Tây Dương, xuyên Eo Gibraltar, tới Đại Tây Dương vào biển Măngsơ, biển Bắc, biển Na Uy và tới Murmansk vào thứ bảy (18/10). Từ điểm này, chuyến hàng lại được chất lên tàu hỏa và thực hiện cuộc hành trình dài tới Siberia.

"Cho tới giờ, đó là chuyến vận chuyển hàng phức tạp nhất với chúng tôi", ông Baker nói. Sáng sớm ngày 22/10, quan chức này nhận được tin hàng đã tới Mayak, nơi được bảo vệ an toàn hơn ở Budapest.

Tại Budapest, số vật liệu trên cũng được bảo vệ với một hàng rào và một người bảo vệ, dù an ninh tại lò phản ứng nghiên cứu này đã được cải thiện với sự trợ giúp của Mỹ trong những năm qua. Hiện giờ, lò phản ứng của Hungary đang được chuyển đổi để dùng uranium được làm giàu thấp, loại không thể dùng để chế tạo vũ khí và không phải là mục tiêu của lực lượng khủng bố.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Phản ứng của một nhân viên của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sau phiên giao dịch buổi chiều tại Tokyo ngày 22/10/2008

Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ gặp nhau vào 15/11 tại Washington để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngày 22-10, Ấn Độ đã phóng thành công tàu vũ trụ không người lái đầu tiên mang tên Chandrayaan 1 lên Mặt trăng. Tàu Chandrayaan 1 được phóng từ sân bay vũ trụ Sriharikota thuộc bang Andha Pradesh bằng tên lửa Polar Satellite Launch Vehicle-C11 do Ấn Độ tự chế tạo với tổng chi phí khoảng 80 triệu USD. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn của chương trình vũ trụ Ấn Độ trong bối cảnh cuộc đua chinh phục không gian đang phát triển nhanh chóng ở châu Á.

Ngày 22/10, giá dầu trên thế giới lại tiếp tục giảm hơn 5 USD/thùng, đây là mức giảm mạnh nhất trong vòng 16 tháng qua. Vàng cũng bỏ xa mốc 800 USD/ounce khi đồng USD tăng giá mạnh đã làm giảm nhu cầu đầu tư vàng.

Ba cường quốc sản xuất khí đốt trên thế giới là Nga, Iran và Cata - đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy ý tưởng thành lập một Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt, theo mô hình Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Đây là kết quả cuộc gặp Bộ trưởng năng lượng ba nước diễn ra ngày 21/10 tại thủ đô Tehran của Iran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục