EU thông qua kế hoạch cải cách tài chính

  • Cập nhật: Chủ nhật, 9/11/2008 | 12:00:00 AM

Các lãnh đạo EU đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, qua đó thống nhất được quan điểm chung trước thềm hội nghị G-20 ở Mỹ sắp tới.

Các lãnh đạo EU đã nhất trí với đề xuất cải cách hệ thống tài chính toàn cầu của Pháp.
Các lãnh đạo EU đã nhất trí với đề xuất cải cách hệ thống tài chính toàn cầu của Pháp.

Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức diễn ra tại Brussels (Bỉ) hôm 7.11, lãnh đạo 27 nước EU đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống tài chính thế giới do Pháp, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, đề xuất. Theo hãng tin AFP, các lãnh đạo EU đã thống nhất bản đề xuất của Pháp, trong đó có 4 sáng kiến chính về cải cách hệ thống tài chính toàn cầu.

Đó là đặt quy định cho tất cả các lĩnh vực của hệ thống tài chính; tăng cường tính minh bạch trên các thị trường tài chính và kiểm soát chặt chẽ hệ thống thanh toán; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và đánh giá rủi ro tốt hơn đối với hệ thống tài chính toàn cầu và mở rộng quyền hạn cho các thể chế tài chính quốc tế quan trọng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).Bản kế hoạch này trước đó cũng đã được các bộ trưởng tài chính EU thông qua trong cuộc họp ngày 4.11.

Theo hãng tin DPA của Đức, bản đề xuất được các nhà lãnh đạo EU thông qua nói trên là bản đã được điều chỉnh lại với những điều khoản linh hoạt hơn so với bản đầu tiên được Pháp cho lưu hành trước hội nghị. Trước đó, một số thành viên EU đã phàn nàn rằng Pháp đang tìm cách làm lu mờ quyền lực của chính phủ nhiều nước. Anh và Thụy Điển cho rằng kế hoạch trên có quá nhiều điều lệ có thể kiềm chế sự phát triển của thị trường tài chính, theo hãng tin BBC. Tuy nhiên, vượt qua một số bất đồng, các nước EU cuối cùng đã cùng nhìn về một hướng.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết EU sẽ đặt ra thời hạn chót 100 ngày kể từ sau hội nghị G-20 để các nhà lãnh đạo thế giới quyết định về các biện pháp cải cách hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cho rằng hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế lớn và đang nổi lên của thế giới (G-20) tới tại Washington (Mỹ) có thể chưa thể quyết định ngay được các vấn đề nhưng không nên để mất thời gian và hội nghị không thể trở thành nơi chỉ để nói chuyện suông. Các nước EU cũng kêu gọi tổ chức hội nghị G-20 lần thứ hai vào đầu năm tới để thực hiện rốt ráo cuộc cải tổ hệ thống tài chính toàn cầu, theo DPA.

Như vậy, với việc các lãnh đạo EU thông qua, kế hoạch do Pháp đề xuất sẽ được coi là quan điểm chung của EU khi các lãnh đạo của khối này tham dự hội nghị G-20 vào ngày 15.11 tới để tìm giải pháp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

(Theo TNO)

Các tin khác
Tàu ngầm của Nga.

Hơn 20 người chết và 20 người khác bị thương khi hệ thống dập lửa tình cờ bị kích hoạt trên một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga ở Thái Bình Dương, hải quân Nga hôm nay (9/11) cho hay.

Cuối năm 2008, cuộc bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ mới diễn ra, nhưng ngay từ giữa năm 2006, dư luận không chỉ ở Mỹ đã xôn xao về các ứng cử viên tương lai.

Điện hạt nhân, ngành công nghiệp trọng yếu của Nga.

Trải qua nhiều năm khó khăn, đất nước Nga, quê hương của Cách mạng Tháng Mười, đã bắt đầu phục hưng, trở lại địa vị một cường quốc, khẳng định sức sống mãnh liệt của một dân tộc có bề dày lịch sử đáng nể.

Chứng khoán Trung Quốc đã đảo chiều đi xuống trong phiên giao dịch ngày 6/11.

Ngày 6/11, chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh, trong đó nhiều thị trường đã mất trên 7% giá trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục