Nhật cam kết viện trợ 17 tỉ USD cho châu Á

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/2/2009 | 12:00:00 AM

Thủ tướng Nhật Taro Aso cam kết viện trợ 17 tỉ USD trong vòng ba năm tới để kích thích phát triển kinh tế ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, ông Taro nói giúp đỡ những nước nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với giúp đỡ chính mình.

Đề xuất viện trợ châu Á của Thủ tướng Taro Aso khó lòng vực dậy sự ủng hộ của người dân Nhật Bản.
Đề xuất viện trợ châu Á của Thủ tướng Taro Aso khó lòng vực dậy sự ủng hộ của người dân Nhật Bản.

“Chúng tôi sẽ hỗ trợ các nước châu Á bằng cách huy động vốn…Tôi tin rằng sự hợp tác sâu sắc trong khu vực châu Á sẽ dẫn đến sự phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu” - Reuters trích lời phát biểu của thủ tướng Nhật hôm 31-1.

“Tỏa sáng tại Davos”

Số tiền 17 tỉ USD sẽ được giải ngân dưới hình thức Viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án hạ tầng và xúc tiến thương mại. Theo phó chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Sakashita, số vốn này có thể sẽ tăng hơn nữa và thời gian giải ngân có thể rút ngắn hơn ba năm. Chi tiết về gói viện trợ sẽ được quyết định tại hội nghị cấp cao Đông Á ở Chiang Mai, Thái Lan vào cuối năm nay.

Hãng tin IPS ước tính gói viện trợ này chiếm 20% khoản vốn ODA tăng thêm của Nhật Bản trong ba năm tới. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã không còn giữ vị trí quán quân về quy mô viện trợ nước ngoài kể từ năm 2006, khi cựu thủ tướng Junichiro Koizumi ra kế hoạch giảm viện trợ nước ngoài từ 2-4% mỗi năm cho đến khi ngân sách cân đối vào năm 2011.

Tuyên bố của Thủ tướng Taro Aso được đưa ra trong bối cảnh sản lượng sản xuất của Nhật Bản giảm 9,6% hồi tháng 12 năm ngoái, mức sụt giảm thê thảm nhất kể từ năm 1953. Cũng trong tháng 12, tỉ lệ thất nghiệp của Nhật tăng lên 4,4%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,2% so với 1% của tháng 11 khiến nhiều người lo ngại nguy cơ giảm phát. Tuy nhiên, Thủ tướng Aso vẫn cam kết với cử tọa ở WEF rằng Nhật sẵn sàng cho Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) vay 100 tỉ USD từ quỹ dự trữ ngoại tệ của nước mình.

Sẽ ghi điểm tại quê nhà?

Mặc dù phó chánh văn phòng nội các Osamu Sakashita khẳng định Nhật Bản giữ vai trò chính đối với các vấn đề thế giới vào thời điểm quan trọng hiện tại, nhưng giới quan sát nhận định đề nghị viện trợ của Thủ tướng Aso còn là một cách để ông ghi điểm vào lúc này. Kể từ khi đắc cử vào cuối tháng 9 năm ngoái đến nay, đồ thị tỉ lệ ủng hộ của thủ tướng Nhật đi theo đường dốc xuống, hiện đang dừng ở mức 19%. Nhà kinh tế Stephen Church nói ông Aso cần phải làm mọi cách để vực dậy sự ủng hộ. “Ở Nhật Bản, tỉ lệ ủng hộ xuống thấp hơn 20% đồng nghĩa với việc rơi vào ngõ cụt. Đến nay, ông Aso chưa làm được gì để lấy lại lòng tin của người dân”.

Tuy nhiên, ngay cả khi ông Aso có tỏa sáng tại Davos với gói kích thích này thì điều đó vẫn chưa đủ để cải thiện tỉ lệ ủng hộ ông tại quê nhà. “Đó là chuyện hoàn toàn không thể vì ông ta đã ra quyết định quá vội vã” - Church bình luận.

Bài phát biểu của ông Taro Aso cũng đã khép lại Diễn đàn WEF sau bốn ngày nhóm họp để tìm kiếm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kết thúc hội nghị, các bộ trưởng thương mại thông báo đã thiết lập được “nền tảng vững chắc” để các bên đồng ý một thỏa thuận tự do thương mại toàn cầu mới trong năm nay, giữa bối cảnh lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Ngày họp cuối cùng của WEF đánh dấu bằng các cuộc biểu tình phản đối ở Davos và Geneva. Hàng trăm người biểu tình ném chai nước và pháo hoa vào cảnh sát chống bạo động để bày tỏ sự tức giận, cho rằng chính các tập đoàn doanh nghiệp lớn và các quan chức chính trị là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc khủng hoảng.

Đông Âu đối phó khủng hoảng kinh tế

Không đứng ngoài cuộc khủng hoảng toàn cầu, các chính phủ Đông Âu đang nỗ lực đề ra nhiều biện pháp nhằm đối phó thực trạng này. Theo Reuters, ngày 31-1 Chính phủ Ba Lan thông báo kế hoạch cắt giảm ngân sách 17 tỉ zloty (5 tỉ USD) để đảm bảo không bị thâm hụt ngân sách trong trường hợp kinh tế tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Donald Tusk sẽ chờ đến nửa cuối năm nay, khi tác động suy giảm kinh tế hiện rõ mới quyết định có triển khai kế hoạch này hay không.

Trong khi đó, Chính phủ Romania vừa công bố một loạt kế hoạch để giảm thiểu tác hại của khủng hoảng, trong đó có việc dành 10 tỉ euro - chiếm 1/5 gói kích thích - cho đầu tư hạ tầng, tăng vốn trong các ngân hàng nhà nước để thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô, hỗ trợ đào tạo chuyên gia và người thất nghiệp...

(Theo TTO)

Các tin khác
Người thân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ chen lấn kinh hoàng ủng hộ mở một cuộc điều tra mới về vụ việc.

Ngày 2-5, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật, vốn được các đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ, nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ chen lấn chết người trong dịp Halloween ở quận Itaewon, thủ đô Seoul vào năm 2022.

Cảnh sát và nhân viên sở cứu hỏa bên ngoài một trường học tại khu Mayur Vihar, Delhi, sau khi nhiều trường học bị đe dọa đánh bom ngày 1-5

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã được sơ tán.

Khói bốc lên trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 21/4/2024.

Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.

Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục