Đối thoại Nga - Mỹ sẽ "rất khó khăn"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/2/2009 | 12:00:00 AM

Quan hệ giữa Mỹ và Nga trong năm 2009 sẽ rất khốc liệt, khi hai nước cố gắng giải quyết các mối xung đột, từ kế hoạch lá chắn tên lửa của Washington ở châu Âu tới việc Moscow tăng cường các căn cứ quân sự ở hai vùng li khai của Grudia.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Mặc dầu Mỹ đã có một chính quyền mới và giữa hai bên đã có những từ ngữ mềm mỏng hơn trong thời gian gần đây, nhưng dường như sự tiến bộ giữa họ vẫn còn rất chậm chạp.

Tiến trình này sẽ gặp nhiều chông gai, thậm chí cả khi Moscow và Washington chia sẻ các lợi ích chung - chẳng hạn như việc hạn chế tham vọng hạt nhân của Iran, hay cuộc chiến do Mỹ đứng đầu ở Afghanistan, nơi cả hai nước đều lo ngại về sự hồi sinh của Taliban.

Tại hội nghị an ninh ở Munich cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Nga Sergei Ivanov hoan nghênh Washington sẵn sàng "nối lại đối thoại Nga - Mỹ một cách thẳng thắn và cởi mở".

Trước đó, cũng tại hội nghị này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu rằng, "đã đến lúc nhấn nút tái khởi động" mối quan hệ Nga - Mỹ.

Những từ ngữ ngọt ngào được hai bên đưa ra vào thời điểm các mối quan hệ giữa họ đã rơi vào tình trạng "chua chát". Cả hai bên bị chia rẽ sâu sắc về hàng loạt các vấn đề, đặc biệt là nỗ lực của Nga trong việc sử dụng sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự để tái lập sự ảnh hưởng đối với các nước ở Trung Á, vùng Caucasus, Ukraine và Đông Âu.

Andrew Kuchins, Giám đốc Chương trình Nga và Âu - Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng có một "khả năng hợp lý là chúng ta có thể đảo ngược được lực đẩy nghịch chiều trong mối quan hệ Nga - Mỹ".

Một phần là bởi vì tình trạng tồi tệ của mối quan hệ giữa họ. "Chúng ta đã tiến tới một mức thấp nhất có thể vào cuối năm 2008", ông Kuchins nhận xét.

Nhiều khả năng, vấn đề khó khăn nhất sẽ là cách thức Mỹ xử lý nỗ lực giành lại tầm ảnh hưởng của Kremlin.

Phó Tổng thống Biden phản đối nỗ lực đó ở Munich hôm 7/2, một ngày sau khi Moscow cấp cho Kyrgyzstan 2,1 triệu USD dưới dạng các khoản vay và Kyrgyzstan ngay lập tức thông báo sẽ không cho Washington sử dụng một căn cứ không quân gần Bishkek, điểm hỗ trợ cho các chiến dịch của Mỹ ở Afghanistan.

Trong một lĩnh vực khác, Kremlin tuyên bố hôm 10/2 rằng, Tổng thống Dmitry Medvedev "đã sẵn sàng cho một công việc chung trọn vẹn" với Washington về giải giáp hạt nhân, nhắc đến việc Tổng thống Obama kêu gọi Washington và Moscow "dẫn đầu" trong nỗ lực giảm thiểu mối đe dọa hạt nhân trên toàn cầu.

Hy vọng cho một hiệp ước mới về hạn chế vũ khí hạt nhân đã tăng cao hơn trước, bởi ông Obama dường như đồng tình với đề xuất của Moscow về một cơ chế giám sát vững mạnh, điều mà chính quyền Bush đã phản ứng một cách lãnh đạm.

Tuy nhiên, theo dự đoán của Vladimir Dvorkin, một vị tướng Nga đã về hưu, người từng tham dự các cuộc hội đàm kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh với Mỹ, cơ hội thành công cho các cuộc thương thảo về hạt nhân bắt đầu trong vài tháng tới sẽ chỉ là 50/50. Lý do mà ông Dvorkin đưa ra là sự ngờ vực lẫn nhau có thể quá sâu sắc để hai bên có thể vượt qua.

Trong khi đó, James F. Collins thuộc Quỹ Carnegie Endowment ở Washington, người từng làm Đại sứ tại Nga giai đoạn 1997 - 2001, tỏ ra rất lạc quan về cơ hội cho một thỏa thuận cắt giảm các kho vũ khí giữa Nga và Mỹ, viện dẫn hai nước "có một lịch sử lâu dài và sự hiểu biết lẫn nhau về lĩnh vực này".

Collins cho rằng, con đường dẫn tới thỏa thuận về Iran còn chông gai hơn nhiều, bởi Nga xem Tehran là bức tường thành ổn định trong một khu vực bất ổn, trong khi Mỹ xem nước Cộng hòa Hồi giáo này là nguồn bảo trợ chính cho chủ nghĩa khủng bố.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Bà Bà Livni (trái) và ông Netanyahu, đại diện hai Đảng: Kadima và Likud.

Kết quả cuối cùng cho thấy các đảng cánh hữu giành được 65 ghế, trong khi các đảng cánh tả và trung lập giành được 55 ghế. Đảng Kadima giành được số ghế cao nhất tại quốc hội với 28 ghế.

Cảnh vật hoang tàn tại thị trấn Steels Creek, bang Victoria sau vụ hỏa hoạn.

Thủ tướng Úc Kevin Rudd hôm 12.2 cho biết chính phủ sẽ tuyên bố quốc tang một ngày để tưởng nhớ các nạn nhân trong thảm họa cháy rừng ở bang Victoria, khiến ít nhất 181 người thiệt mạng, theo đài CNN.

Khách hàng chọn mua sữa chua tại một siêu thị ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.

Ngày 11-2, Cơ quan giám sát kỹ thuật và chất lượng thành phố Thượng Hải (phía đông Trung Quốc) cho biết họ đang điều tra liệu Dumex, hãng sữa bột của tập đoàn Danone (Pháp) có sản xuất sữa chứa hóa chất nguy hiểm melamine hay không.

Cựu Tổng thống Mỹ George Bush.

Theo một cuộc thăm dò dư luận của viện Gallup công bố hôm qua trên tờ USA Today, khoảng 2/3 người dân Mỹ tán thành việc mở một cuộc điều tra về các chính sách chống khủng bố của chính quyền cựu Tổng thống George Bush.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục