G7 kêu gọi cải cách khẩn cấp

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/2/2009 | 12:00:00 AM

Bảy nước công nghiệp phát triển đã thúc giục cải cách hệ thống tài chính toàn cầu cũng như bảo vệ thương mại tự do trong quá trình đối phó khủng hoảng kinh tế.

Cuộc họp của G7 xác nhận thêm cho những nỗ lực đối phó khủng hoảng đang được xúc tiến.
Cuộc họp của G7 xác nhận thêm cho những nỗ lực đối phó khủng hoảng đang được xúc tiến.

Tại phiên bế mạc hội nghị kéo dài 2 ngày của các bộ trưởng tài chính G7 ở Rome hôm 14.2, Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Ý Giulio Tremonti đã kêu gọi thiết lập một "trật tự kinh tế thế giới mới". Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng của Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ kêu gọi "cải cách khẩn cấp" hệ thống tài chính quốc tế và tiếp tục đề cập triển vọng ảm đạm của nền kinh tế thế giới, sau khi các số liệu mới nhất cho thấy khu vực đồng euro lún sâu hơn vào suy thoái. Theo hãng tin AFP, các bộ trưởng G7 cũng cam kết tránh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong quá trình tìm kiếm cách thức ổn định nền kinh tế thế giới và các thị trường tài chính, và nhấn mạnh rằng ổn định kinh tế thế giới là "ưu tiên cao nhất của họ".

Hội nghị tại Rome đánh dấu sự ra mắt lần đầu tiên của tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sau khi nhậm chức vào tháng trước và tung ra một kế hoạch ổn định tài chính Mỹ vốn được đón nhận với tâm lý ngờ vực. Ông Geithner tuyên bố Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nơi khởi phát cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sẽ hợp tác với các nước nhằm đạt được một sự đồng thuận về cải cách. "Cần bắt đầu quá trình cải cách toàn diện hệ thống tài chính của chúng ta và hệ thống tài chính quốc tế, để thế giới không bao giờ đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ như thế này nữa", AFP dẫn lời ông Geithner tuyên bố sau hội nghị. Ông Geithner nói rằng yếu tố then chốt là phải đảm bảo ngân hàng đủ mạnh để hỗ trợ cho quá trình hồi phục. Dominique Strauss-Kahn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế, thừa nhận rằng tái cơ cấu ngân hàng bị tổn thương vì khủng hoảng tín dụng là vấn đề chính mà các chính phủ phải đối mặt.

Nhóm G7 cũng nhắc lại quan điểm của nhiều đại biểu rằng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là một mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế. Mỹ là một trong số những nước đã gây lo ngại về tình trạng bảo hộ mậu dịch do điều khoản "Mua của Mỹ" trong kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỉ USD, vốn được Quốc hội Mỹ thông qua cuối tuần trước với điều khoản nhạy cảm trên được "giảm nhẹ". Theo hãng tin AP, ông Geithner đã cam đoan với Tổng thống Barack Obama rằng kế hoạch kích thích sẽ không vi phạm cam kết về thương mại tự do của Mỹ. Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng G7 cam kết "không tạo thêm rào cản mới" đối với thương mại xuyên biên giới.

Nhóm G7 cũng đề cập đến vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc nhưng với giọng điệu mang tính hòa giải nhiều hơn. Tuyên bố chung hoan nghênh cam kết của Bắc Kinh về một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn và bày tỏ hy vọng đồng tiền của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng giá. Nhóm G7 hy vọng những tuyên bố tại cuộc họp ở Rome sẽ tạo điều kiện cho hợp tác tại hội nghị nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20), vốn bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và nhiều nền kinh tế mới nổi khác sẽ tổ chức tại London (Anh) vào tháng 4, nhằm tìm sự đồng thuận cho những cải cách tương ứng và tương xứng với các vấn đề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

(Theo TNO)

Các tin khác
Với hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, Hàn Quốc sẽ đặt các tên lửa của Triều Tiên trong vòng kiểm soát.

Các quan chức Bộ quốc phòng Hàn Quốc hôm 15/4 cho biết Hàn Quốc đang có kế hoạch hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình vào năm 2012 nhằm chống lại nguy cơ từ phía Triều Tiên.

“Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với châu Á để giải quyết các vấn đề cấp bách như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu, ngăn chặn hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân...”. Đó là tuyên bố của Tân Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vừa đưa ra trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại tại Viện Xã hội châu Á (ảnh) trước khi thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới một số nước châu Á, bắt đầu từ ngày 16-2.

Đoàn tàu 18 toa chạy trên tuyến đường sắt cao tốc Coromandel, nối thành phố Kolkata ở miền Đông với thành phố Madras ở miền Nam, đã bị trật bánh và đổ tại đoạn đường sắt cách thủ phủ Bhubaneswar của bang Orissa khoảng 100 km về phía Bắc. Khoảng 100 người chết và bị thương

Lá chắn tên lửa của Mỹ tại Đông Âu là nguyên nhân bất đồng Nga Mỹ.

Mỹ sẵn sàng xem xét thay đổi các kế hoạch tên lửa phòng thủ trong đó có tính tới các quyền lợi của Moscow. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ cho biết như vậy hôm 13/2, một động thái nhượng bộ trước sự phản đối của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục