Tàu chiến Mỹ tới vùng biển Somalia

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/4/2009 | 12:00:00 AM

Sáng sớm 9-4, tàu chiến USS Bainbridge của Mỹ đã đến khu vực ngoài khơi bờ biển Somalia, nơi tàu hàng Maersk Alabama của họ bị hải tặc cướp.

Tàu Maersk Alabama.
Tàu Maersk Alabama.

Tin mới nhất cho biết các thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama đã giành lại quyền kiểm soát con tàu, tuy nhiên thuyền trưởng đã bị bắt làm con tin.

Thông tin với AP, chủ tàu Maersk Alabama nói thuyền hải tặc hiện đang đậu gần con tàu bị cướp.

Trước đó, truyền thông Mỹ nhận được thông tin chi tiết từ thành viên thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama về việc họ đã chống lại bọn hải tặc.

Theo thuyền phó Ken Quinn, họ đã bắt giữ một hải tặc, trói anh ta trong 12 giờ và đã thả anh ta ra để đổi lấy tự do cho thuyền trưởng Richard Phillips. Tuy nhiên, bọn hải tặc đã không thả thuyền trưởng Phillips.

“Chúng muốn giữ thuyền trưởng để đòi tiền chuộc, và chúng tôi đang cố gắng giải thoát cho ông ấy”, Quinn nói với CNN. “Hiện chúng tôi chỉ đề nghị chúng những gì chúng tôi có thể: thức ăn. Tuy nhiên mọi việc không được thuận lợi”.

Quinn cũng cho hay bọn hải tặc đã bỏ đi trên một thuyền cứu hộ và hiện họ đang dùng sóng vô tuyến để liên lạc với thuyền trưởng Phillips.

Người nhà thuyền trưởng Phillips nói chính ông đã đề nghị bọn hải tặc bắt mình làm con tin để đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn. Tập đoàn Maersk, chủ sở hữu tàu Maersk Alabama, xác nhận các thành viên khác của thủy thủ đoàn an toàn và không có ai bị thương.

Ngoài tàu USS Bainbridge, nhiều tàu khác của Mỹ cũng đang tăng tốc đến khu vực. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói chính phủ đang theo dõi sát sao tình hình và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để chấm dứt “họa” hải tặc.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tại một nhà máy hạt nhân của Iran.

Mỹ và các cường quốc khác đã quyết định mời Iran tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán về các hoạt động hạt nhân cũng như các vấn đề khác.

Người biểu tình tụ tập trước nhà tướng Prem.

Khoảng 100.000 người biểu tình áo đỏ hôm 8/4 đã tuần hành ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, gây sức ép đối với Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và tướng Prem Tinsulanonda.

Ngày 8-4, một cố vấn về chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ tiếp tục đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc chừng nào các mối đe dọa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên vẫn hiện hữu.

Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Philippines Gerardo Zamudio Jr. đang chỉ vào tuyến đường bay của chiếc Bell 412 mất tích trên bản đồ.

Ngày 7/4, chiếc máy bay trực thăng "Bell 412" chở 5 trợ lý thân cận của Tổng thống Philippines Gloria Arroyo cùng 2 phi công đã bị mất tích tại vùng núi phía Bắc nước này. Cơ quan chức năng đã triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ đang tại khu vực trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục