Nhiều nhận định khác nhau về kinh tế thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/5/2009 | 12:00:00 AM

Kết quả thăm dò ý kiến các nhà kinh tế do hãng tin tài chính Bloomberg vừa thực hiện cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán kinh tế thế giới sẽ giảm dần với mức 1,9%/năm vào các tháng 4, 5 và 6 và sau đó sẽ chuyển dần sang tăng trưởng vừa phải trong năm nay.

Thị trường chứng khoán Tokyo sáng 14-5 với dao động lớn, liệu kinh tế châu Á đã thực sự thoát hiểm?
Thị trường chứng khoán Tokyo sáng 14-5 với dao động lớn, liệu kinh tế châu Á đã thực sự thoát hiểm?

Dường như kinh tế Mỹ đã có một số dấu hiệu lạc quan và người ta bắt đầu nói đến viễn cảnh chạm đáy và quá trình phục hồi. Mức tiêu dùng tăng (quý 1/2009 tăng 2,2% và tháng 4 vừa qua tăng cao nhất trong 7 tháng gần đây), khủng hoảng trong thị trường nhà đất đã “chạm đáy”.

Đây là hai yếu tố khiến giới phân tích nhận định “thời kỳ tồi tệ nhất của suy thoái đã qua”. Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu kinh tế NBER, một cơ quan có thẩm quyền của Mỹ, dự đoán kinh tế Mỹ có hy vọng khởi sắc kể từ quý 3 năm 2009.

Trước đó, ông Jean-Claude Trichet, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhận định kinh tế thế giới đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc suy thoái và sẵn sàng bứt lên.

Trong khi đó, ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), tuyên bố nền kinh tế thế giới sẽ hồi phục dần dần, tuy chậm, và cho rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò tích cực trong tiến trình phục hồi này. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, ông Paul Krugman, kêu gọi Mỹ và chính phủ các nước khác cần làm nhiều hơn, thay vì chỉ áp dụng những gói kích thích kinh tế và cắt giảm lãi suất như hiện nay.

Tại khu vực châu Á, tạp chí “The Economist” số ra ngày 13-5 cho rằng các nền kinh tế châu Á đã mạnh trở lại nhanh đến bất ngờ sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á hồi cuối những năm 1990 và rất có thể sẽ làm thế giới ngạc nhiên lần nữa. Nếu nhìn toàn bộ khu vực, tuy cuộc khủng hoảng kinh tế lần này cũng tồi tệ như hồi năm 1998, song kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng.

Tại các nền kinh tế đang nổi, mức tăng sẽ đạt từ 4%-5% trong năm nay lên khoảng 7% vào năm sau. Trước mắt, đẩy mạnh chi tiêu nội địa sẽ giúp hầu hết các nền kinh tế châu Á duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nơi khác trên thế giới.

Trong bối cảnh cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể đã vượt qua tình trạng tồi tệ nhất, thì một số chuyên gia khác lại tỏ ra bi quan về triển vọng của nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế châu Mỹ” vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo năm 2009 khu vực này sẽ tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng. Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân của khu vực chỉ đạt khoảng 1,5%, trong đó các nền kinh tế lớn như Argentina, Brazil, Mexico và Venezuela phải chịu mức tăng trưởng âm.

Khủng hoảng tài chính đã khiến các nền kinh tế lớn trong khu vực chao đảo, cụ thể là Argentina tăng trưởng âm 5%, tiếp đến là Brazil (-1,3%). Giảm mạnh nhất là Venezuela (-2,2%) và Ecuador (-2,0%).

(Theo SGGPO)

Các tin khác

Một người đàn ông ở Anh mới đây đã thiết kế và chế tạo ra một chiếc ôtô được cho là nhỏ nhất thế giới. Nó được làm từ chiếc ôtô đồ chơi cũ của hãng Postman Pat.

Bỉ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus cúm Ab H1N1.

Ria Novosti ngày 14/5 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Y tế Bỉ Laurette Onkelinx xác nhận, Bỉ đã có trường hợp đầu tiên nhiễm virus cúm A H1N1.

Người dân rời bỏ nhà cửa.

Pakistan sẽ đánh bại Taliban về mặt quân sự song có thể thua trong cuộc chiến quan hệ công chúng nếu không giúp hàng trăm nghìn người mất nhà cửa do cuộc chiến, Thủ tướng Pakistan Gilani nói hôm 14/5.

Mang khẩu trang phòng bệnh ở Trung Quốc. Hiện nước này đã xác nhận trường hợp thứ hai mắc cúm A H1N1

Trong khi dịch cúm A H1N1 vẫn đang tiếp tục lây lan, Tổ chức Y tê thế giới (WHO) cho rằng, các quốc gia chỉ nên sử dụng thuốc chống virus cho những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục