Hôm nay 18-5: Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế ra phán quyết về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/5/2009 | 12:00:00 AM

Hôm nay 18-5, Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Phiên tòa đã kết thúc ngày 16-5 sau 2 ngày làm việc với chương trình nghị sự dày đặc tại Paris, Pháp.

Nhân chứng Phạm Thế Minh (Việt Nam) tại phiên tòa.
Nhân chứng Phạm Thế Minh (Việt Nam) tại phiên tòa.

Qua những báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học, các bác sĩ, các nhà làm phim và các nhà nghiên cứu xã hội học Việt Nam và quốc tế…, các thẩm phán và những người tham dự phiên tòa đã thấy được hậu quả nặng nề mà chất độc da cam/dioxin đã gây ra và kéo dài cho đến ngày nay, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ con người và môi trường Việt Nam.

Luật sư người Mỹ Jeanne Mirer đã đưa ra nhiều cơ sở pháp lý để chứng minh các công ty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nặng nề mà các sản phẩm của họ gây ra. Trong khi đó, luật sư người Pháp Roland Weyl, Chủ tịch Hội Quyền và tự do-thành viên Hội Luật gia dân chủ quốc tế, khẳng định hậu quả nặng nề mà chất độc da cam/dioxin để lại cho nhân dân Việt Nam là không thể chối cãi.

Chính vì vậy, những kẻ gây tội, mà đặc biệt là những công ty hóa chất đã cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ, phải bồi thường cho những mất mát mà các nạn nhân đang phải gánh chịu. Theo ông Roland Weyl, nếu các cựu chiến binh Mỹ đã được bồi thường thì các nạn nhân Việt Nam phải được bồi thường nhiều hơn thế vì họ không chỉ là nạn nhân của chất độc da cam/dioxin, mà họ còn là nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Ngoài ra, các công ty hóa chất Mỹ còn phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tối đa những tác hại của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường sinh thái ở Việt Nam, nhất là ở những điểm nóng, nơi có nồng độ độc tố dioxin cao như các khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch Quỹ Vì hòa bình và Phát triển Việt Nam, đánh giá cao sáng kiến tổ chức phiên tòa của Hội Luật gia dân chủ quốc tế.

Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, diễn đàn này sẽ giúp dư luận các nước hiểu thêm về thực tế ở Việt Nam sau 35 năm vẫn còn gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh do ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin.

Với vai trò Chủ tịch phiên tòa, luật sư người Ấn Độ Jitendra Sharma khẳng định tuy không giống như một phiên tòa xét xử bình thường vì phán quyết không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế mang một ý nghĩa to lớn về mặt dư luận.

Theo ông, kết thúc của phiên tòa chính là sự khởi đầu cho một cuộc đấu tranh mới, cuộc đấu tranh trên mặt trận lương tri và đạo đức, và đấu tranh bằng dư luận.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn Thống đốc Jon Huntsman (ảnh) của bang Utah làm đại sứ tại Trung Quốc và ông này đã đồng ý nhận nhiệm vụ mới, theo hãng Reuters dẫn một nguồn tin thân cận của ngài thống đốc.

Ngày 15-5, tại Mê-hi-cô, Giám đốc Trung tâm quốc gia về dịch tễ và kiểm soát dịch bệnh Mê-hi-cô, Mi-ghen An-gien Lê-xa-na, thông báo những trường hợp đột biến vi-rút A/H1N1 đã được phát hiện ở Mê-hi-cô. Theo ông, vi-rút đột biến nguy hiểm hơn vi-rút A/H1N1 hiện tại và có khả năng gây nên các ổ dịch mới.

Vào chiều 16-5 giờ Ấn Độ (tối giờ Việt Nam), Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA) do Đảng Quốc đại dẫn đầu - Đảng của thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh - đã đánh bại được đảng đối lập chính khi giành được 252 trong tổng số 543 ghế tại quốc hội.

Các bác sĩ làm việc tại cơ sở cách ly Sungai Buloh.

Ngày 15/5, Bộ Y tế Malaysia đã chính thức công bố trường hợp đầu tiên nhiễm virus cúm A H1N1. Các quan chức y tế Malaysia cho biết, bệnh nhân là một nam sinh viên 21 tuổi, vừa từ Mỹ trở về hôm 13/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục