Nhật, Hàn bắt tay đối phó với Triều Tiên

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/6/2009 | 12:00:00 AM

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Hàn Quốc gặp nhau tại Tokyo hôm qua để thảo luận về các biện pháp hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Thủ tướng Nhật Bản (phải) và Tổng thống Hàn Quốc rời phòng họp báo trong dinh thủ tướng tại Tokyo vào ngày 28/6.
Thủ tướng Nhật Bản (phải) và Tổng thống Hàn Quốc rời phòng họp báo trong dinh thủ tướng tại Tokyo vào ngày 28/6.

Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo kêu gọi các bên liên quan thực thi nghiêm chỉnh các biện pháp trừng phạt mới nhất của Hội đồng Bảo an đối với Bình Nhưỡng.

"Chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và hoàn toàn không thể chấp nhận được", Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Ông Lee cho rằng việc thực thi nghị quyết 1874 của Liên Hợp Quốc sẽ chứng tỏ Triều Tiên không đạt được bất kỳ lợi ích nào khi sở hữu vũ khí hạt nhân.

"Trong các cuộc thảo luận, chúng tôi đi tới quan điểm thống nhất rằng Nhật Bản và Hàn Quốc không bao giờ chấp nhận việc Triều Tiên sở hữu vũ khí nguyên tử", ông Lee nói.

Hai nhà lãnh đạo nói thêm rằng họ đều ủng hộ việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề Triều Tiên nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân để nhận viện trợ.

Những cuộc đàm phán trước đây - với sự tham gia của Trung Quốc, Nga, Mỹ - đã đổ vỡ vào tháng 4 năm nay do Triều Tiên rút lui.

Nhật Bản và Hàn Quốc muốn Trung Quốc gây áp lực lớn hơn để Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Trong khi đó Bắc Kinh cho rằng các bên liên quan cần hành xử thận trọng về vấn đề này.

Những biện pháp trừng phạt mà Hội đồng Bảo an đưa ra trong tháng này bao gồm việc kiểm tra các tàu của Triều Tiên trên hải phận quốc tế. Bình Nhưỡng coi việc chặn tàu của họ sẽ là hành động gây chiến tranh.

(Theo VnExpress)

Các tin khác

Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí khôi phục hoàn toàn hoạt động của Hội đồng Nga-NATO trên cả hai lĩnh vực chính trị và quân sự sau 10 tháng gián đoạn bởi cuộc chiến giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8 năm ngoái.

Quân lính Campuchia canh gác tại khu vực gần đền Preah Vihear.

Căng thẳng biên giới Campuchia - Thái Lan tiếp tục dâng cao vào ngày 28-6 khi hơn 500 binh lính Campuchia được điều đến khu vực ngôi đền đang tranh chấp Preah Vihear. Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi hai nước có cuộc hội đàm cấp cao giữa Phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban và Thủ tướng Campuchia Hun Sen về vấn đề này.

Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Tổng thống Ai Cập H.Mu-ba-rắc ký hiệp định hợp tác chiến lược song phương trong 10 năm.

Hàng loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng là kết quả đầy ấn tượng sau chuyến thăm 4 nước châu Phi (Ai Cập, Ni-giê-ri-a, Na-mi-bi-a và Ăng-gô-la) của Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép từ ngày 23 đến 26-6.

Còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp quanh cái chết của Michael Jackson.

Gia đình Jackson muốn có một cuộc khám nghiệm tử thi độc lập vì còn vô số câu hỏi chưa được giải đáp quanh việc ngôi sao này đã ra đi như thế nào, và về người bác sĩ chăm sóc Michael.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục