Các cuộc khủng hoảng phủ bóng hội nghị G8

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2009 | 12:00:00 AM

Các nhà lãnh đạo G8, tập trung tại Italy hôm nay (8/7), phải đối mặt với khủng hoảng ở Iran và bạo loạn ở Trung Quốc. Rõ ràng những tác động về xã hội - chính trị từ tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đang hiển hiện.

Cây cảnh nghệ thuật được trưng bày tại lối vào trung tâm báo chí Hội nghị G8 tại L’Aquila, miền trung Italy.
Cây cảnh nghệ thuật được trưng bày tại lối vào trung tâm báo chí Hội nghị G8 tại L’Aquila, miền trung Italy.

Các đại diện đến từ 8 nước công nghiệp hóa và một số nền kinh tế mới nổi sẽ nhóm họp trong 3 ngày, đến ngày 10/7 tại L’’Aquila, thành phố bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất hồi tháng 4 với gần 300 người thiệt mạng.

Ngay khi họ đến nơi, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã đưa ra lời cảnh báo rằng "những ảnh hưởng tồi tệ nhất của khủng hoảng kinh tế về mặt xã hội sẽ vẫn xảy ra, có nghĩa là những tác động tồi tệ nhất của nó về mặt chính trị cũng sẽ ập tới".

Lamy cho biết, khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo tại Hội nghị, ông sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải chống lại các khuynh hướng bảo hộ.

Hội nghị bắt đầu bằng một bữa tiệc trưa lúc 1h trưa (6h chiều, giờ VN) tại một trường đào tạo cảnh sát ở ngoại ô L’Aquila. Do các cơn dư chấn thỉnh thoảng vẫn khiến thành phố này rung nhẹ, các nhà chức trách đã phải xây dựng kế hoạch sơ tán và hủy hội nghị nếu xảy ra một trận động đất lớn.

Cảnh sát đã thực hiện khoảng 40 vụ bắt giữ khi những người biểu tình chống toàn cầu hóa ném chai lọ vào các sĩ quan cảnh sát chống bạo loạn và đốt lốp xe ở trung tâm thành phố Rome. Các diễn biến bạo lực đã phá hỏng hội nghị G8 lần trước ở Genoa năm 2001 khi một người biểu tình bị cảnh sát bắn chết.

Lần này, các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào các vấn đề bạo lực ở Tân Cương, Trung Quốc, Iran và Honduras. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng có kế hoạch đưa cuộc khủng hoảng hậu bầu cử ở Iran lên hàng ưu tiên trong chương trình nghị sự.

Hội nghị L’’aquila nhiều khả năng còn tập trung vào các nỗ lực vực dậy nền kinh tế toàn cầu, vì ở hội nghị G20 hồi tháng 4 tại London, các đại biểu đã cam kết chi 1 nghìn tỷ USD để giúp các nền kinh tế khó khăn và phục hồi thương mại toàn cầu.

Tại tiểu hội nghị hôm 6/7, Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng họ sẽ sớm đẩy mạnh các đề xuất hội đàm để giải quyết sự bất ổn trên thị trường dầu lửa và thúc giục các đối tác G8 đạt tiến bộ hướng tới một hiệp ước về khí hậu.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Cảnh sát chống bạo động được huy động ngăn người biểu tình ở Urumqi ngày 7-7-2009.

Bí thư Khu tự trị Tân Cương, ông Vương Lạc Tuyền, cho biết lệnh giới nghiêm sẽ được ban hành tại Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, từ 21g tối nay đến 8g sáng 8-7 nhằm ngăn chặn các vụ bạo loạn leo thang.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Nga Vlamidir Putin.

Hôm, 7/7, trong cuộc tiếp xúc trò chuyện bên ngoài thủ đô Moscow, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng ca ngợi Thủ tướng Nga Vladimir Putin.

HĐBA LHQ đã lên án CHDCND Triều Tiên vì các vụ thử tên lửa gần đây và nhấn mạnh hành động này là mối đe dọa đối với an ninh khu vực và quốc tế.

Tên lửa của Bình Nhưỡng trong một cuộc phóng thử tuần qua.

Một lần nữa bán đảo Triều Tiên lại bị "đốt nóng" sau khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng liên tiếp 11 quả tên lửa tầm ngắn chỉ trong vòng chưa đầy 3 ngày cuối tuần qua. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua Triều Tiên phóng thử tên lửa dồn dập như vậy. Mỹ và các đồng minh đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các vụ thử này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục