Quốc hội Pháp cấm mang khăn trùm kín mặt
- Cập nhật: Thứ tư, 14/7/2010 | 1:44:17 PM
Hạ viện Pháp ngày 13-7 đã thông qua dự luật cấm mang mạng Hồi giáo che kín mặt ở những nơi công cộng với 335 phiếu thuận và chỉ một phiếu chống trong trong quốc hội gồm 557 ghế.
Mạng che thường được phụ nữ ở Iran sử dụng.
|
Dự luật này còn sự phê chuẩn của thượng viện, dự kiến vào tháng 9, để chính thức có hiệu lực. Lệnh cấm nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận Pháp, nhưng cũng gây ra nhiều chỉ trích khi chỉ một số rất nhỏ những người Hồi giáo tại Pháp che mạng kín mặt hoàn toàn.
Rất nhiều nghị sĩ của đảng Xã hội đối lập, lúc đầu chỉ muốn giới hạn lệnh cấm trong các tòa nhà công sở, đã quyết định không bỏ phiếu do áp lực từ những người ủng hộ nữ quyền. Bản thân Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng ủng hộ lệnh cấm này.
Bộ trưởng tư pháp Michele Alliot-Marie nói đó là một chiến thắng cho nền dân chủ và các giá trị Pháp sau cuộc bỏ phiếu. "Những giá trị từ do chống lại mọi sự đàn áp cố tình làm hạ nhân phẩm con người, những giá trị của quyền bình đẳng nam nữ, chống lại những ai muốn có sự bất bình đẳng và bất công" - BBC dẫn lời bà Alliot-Marie.
Nhiều nước châu Âu khác theo dõi sát sao cuộc bỏ phiếu này. Tây Ban Nha và Bỉ cũng đang tranh luận gay gắt một đạo luật tương tự. Đạo luật mới ở Pháp cấm phụ nữ đeo mạng che mặt toàn bộ, niqab hay burka, ở tất cả các địa điểm công cộng. Khoản tiền phạt nếu vi phạm sẽ là 150 euro (190 USD) với phụ nữ đeo mạng và 30.000 euro (381.000 USD) và một năm tù ngôi với những ông chồng buộc vợ mình phải đeo burka.
Berengere Poletti, một nghị sĩ của đảng cầm quyền trung hữu UMP thì nói mạng che kín mặt của phụ nữ là "một dấu hiệu của sự xa lánh" cần được "giải phóng". Hiện ở Pháp ước tính có khoảng 2.000 phụ nữ đeo mạng che kín mặt, nhưng có tới 5 triệu người Hồi giáo.
Mohammed Moussaoui, người đứng đầu Hội đồng đức tin Hồi giáo Pháp, một cơ quan tư vấn của chính phủ, từng bày tỏ ủng hộ việc khuyến khích phụ nữ không đeo mạng che kín mặt, nhưng nói một lệnh cấm mang tính pháp lý sẽ là sự cô lập và phân biệt đối xử với một nhóm nhỏ dễ tổn thương.
Jean Glavany, một nghị sĩ của đảng Xã hội, thì nói ông phản đối dự luật mới vì nó "không gì khác là nỗi sợ hãi những ai khác với chúng ta, những người đến từ nước ngoài..., những người không chia sẻ những giá trị của chúng ta". Trong một diễn biến khác, doanh nhân Hồi giáo người Pháp, Rachid Nekkaz, nói ông đã thành lập một quỹ trị giá 1 triệu euro (1,27 triệu USD) để giúp trả tiền phạt cho những phụ nữ đeo mạng che kín mặt theo luật mới. Ông Nekkaz cho rằng luật này là vi phạm các nguyên tắc của hiến pháp Pháp.
(Theo TTO)
Các tin khác
Tại Trung Quốc, mưa lớn kéo dài tại một số khu vực phía Đông và Tây Nam nước này. Các nhà chức trách tỉnh Vân Nam cho biết tính đến ngày 13-7, mưa lớn gây lở đất và lụt lội tại huyện Xảo Gia đã làm 6 người chết, 11 người bị thương và ít nhất 50 người mất tích.
Bangladesh hôm 12/7 buộc tội 824 người liên quan đến vụ thảm sát nhiều quan chức quân đội trong cuộc binh biến tháng 2.2009, khiến chính quyền của Thủ tướng Sheikh Hasina phải lao đao.
Ngày mai (15-7, giờ Washington), Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức phiên điều trần lần thứ III về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam nhằm xem xét cách thức đáp ứng các yêu cầu của nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Trung Quốc đang phải vất vả đối phó với nguy cơ nhiều đập, đê bị vỡ vì mưa lũ kéo dài vốn đã ảnh hưởng hàng trăm ngàn người.