Châu Á nóng với 2 Hội nghị quan trọng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/11/2010 | 2:15:11 PM

Những ngày này, khu vực châu Á đang rất nhộn nhịp với hai Hội nghị quan trọng: Hội nghị APEC diễn ra tại Nhật Bản, và tại Hàn Quốc là nhóm G20, trong đó tất cả đều tập trung vào các vấn đề kinh tế mà cả thế giới quan tâm.

Các Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tại hội nghị.
Các Bộ trưởng của 21 nền kinh tế tại hội nghị.

Trong ngày họp hôm 11/11 tại Yokohama, thành phố gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản, các Bộ trưởng Thương mại và Ngoại giao của 21 nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương APEC cam kết sẽ tiếp tục chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch, đồng thời thúc đẩy đàm phán về tự do hoá thương mại. 

Mặc dù đã đạt được sự đồng thuận như vậy, nhưng mối quan tâm của các nước lại có sự khác biệt. Trong khi các thành viên như Nhật Bản muốn đẩy nhanh các cuộc đàm phán tự do hoá thương mại song phương, thì các thành viên khác lại muốn đặt quan tâm hàng đầu cho việc thành lập khu vực thương mại tự do của cả khối.

Giới doanh nghiệp khu vực đã kêu gọi thành lập 1 khu vực mậu dịch tự do châu Á-TBD nhằm đơn giản hoá tình trạng đang tồn tại quá nhiều luật lệ và tiêu chuẩn hiện nay. ASEAN đã có khu vực mậu dịch tự do riêng của khối theo mô hình của EU. ASEAN cũng có những hiệp ước với các thành viên quan trọng khác của APEC như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Những thoả thuận này cộng thêm hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ đề xuất đã trở thành xương sống cho ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch tự thương mại châu Á-TBD (FTAAP). Một khu vực thương mại tự do rộng lớn như vậy sẽ kết nối các nền kinh tế hàng đầu thế giới với những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất như Indonesia, Thailand and Mexico.

Kết thúc Hội nghị các Bộ trưởng APEC chiều 11/11, Ngoại trưởng Nhật Bản, ông Seiji Maehara cho biết: "Chúng tôi nhất trí sẽ đề xuất với các nhà lãnh đạo tăng cường hơn nữa các cam kết đã đạt được từ năm 2008 về kiềm chế các biện pháp xây dựng hàng rào bảo vệ đối với các hoạt động thương mại, xuất khẩu và đầu tư cho đến hết năm 2013. Chúng tôi cũng đồng ý tiếp tục hết sức để chống lại các biện pháp bảo hộ mậu dịch”.

Cam kết của các Bộ trưởng APEC sẽ được đệ trình lên Hội nghị thượng đỉnh của khối sẽ diễn ra vào ngày 13-14 tại Yokohama (Nhật Bản).

Còn tại Seoul (Hàn Quốc), các thành viên APEC cũng sẽ tham dự Hội nghị G20, trong đó bao gồm cả 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm: Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Cuộc họp của 21 nền kinh tế diễn đàn kinh té châu Á-TBD APEC dường như đã bị che mờ bởi Hội nghị G20 này, bao gồm nhóm các nền kinh tế lớn nhất trên thế giới diễn ra tại Hàn Quốc, nơi thể hiện sự bất đồng sâu sắc giữa các nền kinh tế trong vấn đề tỷ giá ngoại hối và sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu.

Công tác chuẩn bị của nước chủ nhà cho hội nghị G20. (Nguồn: Reuters)

Hội nghị G20 là nơi tập họp các nền kinh tế giàu nhất thế giới với các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Đây là diễn đàn quan trọng để các nước cùng hợp tác trong cố gắng khôi phục nền kinh tế thế giới suy yếu sau khủng hoảng tài chính 2008, đồng thời nhằm tránh xảy ra 1 cuộc khủng hoảng tương tự như cách đây 2 năm.

Tuy nhiên, trước thềm Hội nghị G20 đã nổ ra một cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề tỷ giá tiền tệ  giữa các nước thành viên. Một số nước được cho là đã cố gắng hạ giá đồng nội tệ của mình để thúc đẩy xuất khẩu, Mỹ và một số nước tiếp tục chỉ trích Trung Quốc kiểm soát tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp để giành lợi thế trong trao đổi thương mại, tuy nhiên, lần này Mỹ cũng khó lòng lớn tiếng vì các nước cũng nhìn việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED bơm 600 tỷ USD như là cách để giữ cho đồng USD yếu.

Hai ngày đây trước đây, các Bộ trưởng G20 đã rất khó khăn mới đạt được một thoả thuận chung dự kiến sẽ được công bố vào cuối hội nghị ngày 12/11.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Đại biểu tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông lắng nghe ý kiến của các bên.

Đó là khẳng định của một số học giả tại hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông ngày 11-11 tại TP.HCM. Trong ngày thứ nhất của hội thảo, các học giả đã trình bày đánh giá của mình về những diễn biến xung quanh tình hình biển Đông gần đây.

Binh sĩ Nhật.

Tokyo đang cân nhắc việc lập "đội giám sát an ninh bờ biển nhằm theo dõi hoạt động của hải quân Trung Quốc tại biển Hoa Đông.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung- bak.

Việc thỏa thuận về Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) giữa hai nước vốn lâm vào bế tắc trong suốt một thời gian dài vẫn chưa có hướng ra khi cả hai bên không đạt được sự thống nhất trong cuộc thảo luận ngày 11/11.

Hôm nay 11-11, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra ở Seoul (Hàn Quốc) và dự kiến kết thúc ngày 12-11. Đây là hội nghị thứ 5 sau 4 hội nghị được tổ chức lần lượt ở Washington (Mỹ, năm 2008), London (Anh, tháng 4-2009), Pittsburgh (Mỹ, tháng 9-2009) và Toronto (Canada, tháng 6-2010).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục