29 thợ mỏ New Zealand đã thiệt mạng

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/11/2010 | 2:03:01 PM

Toàn bộ 29 thợ mỏ bị kẹt dưới lòng đất sau vụ nổ mỏ than ở New Zealand đã thiệt mạng, quan chức phụ trách công tác cứu hộ vừa thông báo hôm nay 24-11. Mọi hi vọng tắt ngấm khi vụ nổ thứ hai ở mỏ này xảy ra lúc trưa nay, 24-11. 

 

Hoa và lời nhắn nhủ đặt bên mỏ Pike River cho các nạn nhân của vụ nổ.
Hoa và lời nhắn nhủ đặt bên mỏ Pike River cho các nạn nhân của vụ nổ.

Theo CNN, tin buồn cũng đã được quan chức Gary Knowles thông báo đến gia đình các nạn nhân.

Thủ tướng John Key gọi đây là một "thảm kịch của quốc gia" và phát biểu với BBC: "Hôm nay, tất cả người dân New Zealand bày tỏ lòng thương tiếc với những người thợ mỏ. Cả nước đang khóc thương cho họ. New Zealand là một đất nước nhỏ bé, để mất nhiều người anh em như thế này quả thật là một cú sốc lớn". Ông cũng yêu cầu điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.

BBC cho biết người thân của các nạn nhân khi chứng kiến và nghe tin về vụ nổ đã hét lên, bật khóc và nhiều người ngã vật xuống đất vì đau đớn. "Thật không thể tin nổi. Đây là giờ khắc đen tối nhất ở đây", chủ tịch quận Grey Tony Kokshoorn nói.

AP dẫn lời ông Gary Knowles thuộc đội cảnh sát Tasman phụ trách công tác cứu hộ cho hay không còn ai sống sót sau vụ nổ bất ngờ lúc trưa nay. Trong số 29 người này, đa số là người New Zealand, một số đến từ Scotland và Nam Phi.

“Thật không may, tôi phải thông báo với người dân New Zealand rằng lúc 2g37 chiều nay (12g theo giờ Việt Nam), một vụ nổ lớn khác đã xảy ra dưới lòng mỏ Pike River và do đó, không còn ai sống sót”, ông Knowles nói. “Vụ nổ thật khủng khiếp, giống như vụ đầu tiên”.

Trưa nay, trong quá trình khoan cứu hộ, một vụ nổ thứ hai đã xảy ra ở mỏ Pike River vì khí methane.

Cảnh sát an ủi một thân nhân người bị nạn sau vụ nổ thứ hai ở mỏ Pike River - Ảnh: AP

Trước đó sáng cùng ngày, đội khoan cứu hộ đã chạm đến khu hầm các thợ mỏ gặp nạn nhưng chỉ tìm thấy một chiếc mũ bảo hộ lao động, trong khi khí carbon monoxide (CO) và methane (CH4) độc hại tràn ngập khu vực này.

Robot đến từ Úc chuẩn bị vào hầm - Ảnh: AP

Hình của 24 trong số 29 thợ mỏ mất tích - Ảnh: AP

BBC dẫn lời cảnh sát Gary Knowles - một điều phối viên đội cứu hộ - nói rằng mẫu khí lấy được qua một lỗ khoan bước đầu cho thấy khí CO và CH4 ở mức cao, còn dưỡng khí oxy lại rất thấp. Điều này khiến người chỉ đạo cứu hộ không dám đưa người vào sâu trong hầm để tìm kiếm nạn nhân.

Khí nóng và khí độc đã tràn ào ạt ra ngoài lỗ khoan khi mái hầm được khoan thủng.Peter Whittall - Giám đốc mỏ Pike River, cho hay các loại khí CO và CH4 rất độc - có thể gây chết người và chúng cũng được coi là thủ phạm gây ra vụ nổ hôm 19-11.

Sơ đồ đường hầm của mỏ Pike River - Ảnh: BBC

Nguy cơ nổ tiếp diễn khiến công tác cứu hộ ở mỏ Pike River gặp nhiều khó khăn. Gần 6 ngày trôi qua kể từ khi 29 thợ mỏ gặp nạn đến hôm nay, một robot điều khiển từ xa của quân đội New Zealand, sau khi gặp một vài sự cố, mới trườn vào được nửa chặng đường - 1km - và tìm thấy một chiếc mũ bảo hộ lao động vẫn còn sáng đèn. Hình ảnh từ camera trên robot cho thấy niềm hi vọng cứu sống các thợ mỏ đã tắt.

Thủ tướng John Key của New Zealand trước đó nói rằng họ chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất. “Chúng ta hi vọng và cầu nguyện cho các thợ mỏ vẫn sống và khỏe mạnh”, ông John Key nói trước nghị viện. “Mặc dù chúng ta phải giữ lạc quan, cảnh sát đang chuẩn bị cho những điều mất mát”.

Nhiều người khóc ngất đi khi nghe tin dữ.

(Theo TTO) 

Các tin khác

Ria Novosti đưa tin, theo thống kê tính đến sáng ngày 24-11, số nạn nhân thiệt mạng vì dịch tả tại Haiti đã tăng lên 1.415 người (ảnh), 30.000 người đang mắc bệnh.

Ấn Độ ngày 23/11 thông báo, nước này vừa điều thêm hai sư đoàn gồm hơn 36.000 binh lính đến khu vực biên giới với Trung Quốc để bảo vệ bang đông bắc Arunachal Pradesh. Đây là khu vực đang nằm trong tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Khói đạn pháo bốc lên từ đảo Yeonpyeong.

Theo Tân hoa xã, quân đội Triều Tiên ngày 23/11 ra tuyên bố cho biết quân đội Hàn Quốc đã khai hỏa vụ bắn pháo vào chiều cùng ngày và Triều Tiên bắn trả.

Người biểu tình tập trung phản đối việc EU cứu giúp Ireland ở bên ngoài văn phòng thủ tướng Ireland tại Dublin hôm 21-11.

Các quan chức châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm 22-11 bắt đầu soạn thảo chi tiết của một gói giải cứu kéo dài 3 năm dành cho Ireland. Olli Rehn, Cao ủy phụ trách vấn đề kinh tế và tiền tệ của Liên hiệp châu Âu (EU), cho biết công việc này dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục