Seoul tăng cường lực lượng, Bình Nhưỡng dọa tấn công

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/11/2010 | 2:16:42 PM

Sau khi Hàn Quốc quyết định tăng cường đáng kể lực lượng pháo binh ở vùng biển Hoàng Hải, CHDCND Triều Tiên đã cảnh báo sẽ tiến hành thêm "các cuộc tấn công quân sự" nếu Hàn Quốc “những hành động khiêu khích quân sự khinh suất”.

CHDCND Triều Tiên đã bắn khoảng 200  quả đạn pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
CHDCND Triều Tiên đã bắn khoảng 200 quả đạn pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Yonhap dẫn lời Chánh văn phòng tổng thống Cheong Wa Dae nói ngày 25-11 rằng Seoul cũng tuyên bố xem xét lại toàn bộ kế hoạch bố trí quốc phòng để đề phòng nổ ra một cuộc chiến với CHDCND Triều Tiên.

“Chúng ta không được phép lơ là cảnh giác đối với khả năng sẽ có hành động khiêu khích nữa từ CHDCND Triều Tiên. Một hành động như thế có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, Tổng thống Lee Myung Bak phát biểu trong một cuộc họp khẩn cấp với các bộ trưởng phụ trách an ninh và kinh tế.

Tổng thống Lee cũng đã chỉ đạo phải trang bị cho lực lượng đồn trú ở năm hòn đảo tại Hoàng Hải những phương tiện vũ khí tối tân nhất, theo lời người phát ngôn của ông, Hong Sang Pyo.

 Chính phủ cũng đã tăng cường thêm ngân sách cho lực lượng phòng thủ ở quần đảo ngoài Hoàng Hải và hủy bỏ kế hoạch trước đó, được thông qua năm 2006, giảm bớt lực lượng thủy quân lục chiến ở đây.

Trong khi đó, cũng ngày 25-11, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ ngay lập tức tấn công nếu Hàn Quốc tiếp tục “những hành động khiêu khích quân sự khinh suất”, theo hãng tin nhà nước KCNA.

Tuyên bố trên có đoạn viết: "CHDCND Triều Tiên sẽ tiến hành lượt tấn công thứ hai và thậm chí là thứ ba mà không hề do dự nếu những kẻ hiếu chiến ở Hàn Quốc lại có những hành động khiêu khích quân sự liều lĩnh".

Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn cáo buộc Mỹ phải chịu một phần trách nhiệm về vụ đấu pháo hôm 23-11 khi Washington đơn phương vẽ "bất hợp pháp" đường biên giới biển có tên gọi là Giới tuyến phía Bắc sau cuộc chiến tranh Triều Tiên trong giai đoạn 1950-1953.

Trong khi đó, giới chức Mỹ cho biết CHDCND Triều Tiên đã phản đối đề xuất tiến hành các cuộc đàm phán cấp tướng. Cuộc đàm phán này của Bộ chỉ huy lực lượng giám sát hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên của LHQ tại Hàn Quốc (UNC), do Mỹ đứng đầu nhằm làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và trao đổi thông tin sau vụ việc trên.

Trung Quốc: Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên tiếng

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 25-11, phát biểu ngày 24-11 trong thời gian đang ở thăm Nga, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết Trung Quốc phản đối "bất cứ hành động khiêu khích quân sự nào" trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đang leo thang.

Tuyên bố trên có đoạn: "Trung Quốc kiên quyết duy trì hòa bình và ổn định trên bản đảo Triều Tiên, đồng thời phản đối mọi hành động khiêu khích quân sự". .

Bình luận của ông Ôn Gia Bảo là tuyên bố công khai đầu tiên của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc trước sự leo thang căng thẳng sau vụ việc trên.

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã kêu gọi tất cả các bên "kiềm chế tối đa" xung quanh những căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng thúc giục cộng đồng quốc tế hợp tác làm giảm căng thẳng đã lên đến đỉnh điểm sau khi CHDCND Triều Tiên nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc ngày 23-11.

Ông cũng kêu gọi sớm nối lại đàm phán sáu bên về việc giải quyết các chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo ông, những cuộc đàm phán đó, với sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Mỹ là cách tốt nhất để đảm bảo quá trình phi hạt nhân hóa và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc đang đứng trước sức ép ngày càng lớn của quốc tế nhằm kiềm chế CHDCND Triều Tiên, sau động thái mới nhất trên của chính quyền Bình Nhưỡng.

Giải thích cho vụ bắn đạn pháo, Reuters đưa ra một số nguyên nhân khả dĩ. Thứ nhất, đó có thể thuần túy là một vụ hiểu lầm. Thứ hai, đó có thể là ý muốn gây hấn từ một trong hai phía. Thứ ba, đó là nỗ lực của Bình Nhưỡng để củng cố sự ủng hộ với chính quyền trong nước.

Và cuối cùng, theo Reuters là “một dấu hiệu của sự tuyệt vọng”.

Ngày 24-11, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara đã gặp Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa và nói rằng Bắc Kinh đóng một vai trò quan trọng như chủ trì các cuộc đàm phán sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và là nước hỗ trợ tài chính chủ yếu cho Bình Nhưỡng.

Trong khi đó, một quan chức Mỹ cho biết nước này dự kiến sẽ tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao với Trung Quốc trong tương lai gần để đề nghị Bắc Kinh thuyết phục Bình Nhưỡng không thực hiện thêm những hành động khiêu khích nữa.

Nhật, Mỹ tăng cường hợp tác, bảo vệ Hàn Quốc

Trong cuộc điện đàm ngày 25-11, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara và người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton đã đồng ý tăng cường hợp tác giữa hai nước và Hàn Quốc về các chính sách đối phó với CHDCND Triều Tiên sau việc Bình Nhưỡng nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc.

Đặc sứ Stephen Bosworth - Ảnh: AFP

Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã thị sát khu quân sự trước khi bắn Hàn Quốc?

Nhật báo “Sankei” ngày 25-11 dẫn nguồn tin từ giới quân sự Hàn Quốc đăng tin nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Tiên Kim Jong Il và người con trai thứ ba là Kim Jong Un đã cùng đi thị sát quân đoàn số 4 phụ trách bảo vệ khu vực Hoàng Hải vào ngày 21-11, chỉ hai ngày trước khi xảy ra cuộc pháo kích sang Hàn Quốc hôm 23-11.Nguồn tin cho biết hai cha con nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đi thị sát quân đoàn số 4, đơn vị quản lý đội pháo binh tiến hành vụ pháo kích vừa qua, và có cuộc nói chuyện với Tư lệnh quân đoàn Kim Kyok-sik.

Hai bên cũng đã khẳng định một chính sách tìm kiếm hành động từ phía Trung Quốc để làm dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn đối với Bình Nhưỡng.

Ngày 24-11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên tiếng chỉ trích CHDCND Triều Tiên vì vụ đấu súng quá lại giữa hai miền Triều Tiên làm 4 người thiệt mạng và 18 người khác bị thương. 

“Chúng tôi chỉ trích mạnh mẽ cuộc tấn công này, và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực với CHDCND Triều Tiên. Chúng tôi cũng tái khẳng định một cách mạnh mẽ cam kết bảo vệ Hàn Quốc như một phần trong liên minh của chúng tôi” - ông Obama nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC News.

Còn Stephen Bosworth, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Triều Tiên, đã có chuyến thăm Bắc Kinh khẩn cấp ngày 24-11. Sau đó chuyến đi con thoi của ông Bosworth còn gồm các điểm đến Tokyo và Seoul.

“Đương nhiên chủ đề trong cuộc gặp của tôi với Bộ Ngoại giao Trung Quốc là vấn đề Triều Tiên, và tôi cho rằng cả hai phía đều xem những xung đột như vậy là rất không mong muốn. Tôi hy vọng tất cả các bên sẽ kiềm chế” - ông Bosworth nói các phóng viên ở Bắc Kinh.

Hàn Quốc họp khẩn đánh giá tác động với nền kinh tế

Sáng 25-11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã triệu tập một cuộc họp khẩn để đánh giá tác động đối với nền kinh tế sau vụ tấn công tồi tệ nhất của CHDCND Triều Tiên vào Hàn Quốc kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak cùng các quan chức trong cuộc họp khẩn cấp tại Nhà Xanh (dinh Tổng thống) sau vụ tấn công - Ảnh: Reuters

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết cuộc họp giữa Tổng thống Lee với các quan chức kinh tế và an ninh cấp cao diễn ra lúc 8 giờ sáng ngày 25-11 (23g00 ngày 24-11, giờ GMT) song không cho biết thêm chi tiết.

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin cuộc họp nhằm thảo luận các cách thức để tránh những căng thẳng với Bắc Triều Tiên gây phương hại đến nền kinh tế, vốn đang ngày càng trông cậy vào tiêu dùng trong nước để đảm bảo tăng trưởng trong bối cảnh xuất khẩu đã bắt đầu chững lại.

(Theo TTO)

Các tin khác
Một số thành viên của tổ chức khủng bố Al-Qaeda.

Kenya vừa phát hiện đường dây tuyển mộ lực lượng cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda tại nước này, bắt giữ 7 đối tượng tình nghi.

Hổ phách.

Các nhà nghiên cứu hóa thạch quốc tế vừa phát hiện một hổ phách có trọng lượng lên tới 150 kg tại tỉnh Gujarat, miền tây Ấn Độ. Đây được cho là tấm hổ phách lớn nhất trong lịch sử với hàng trăm sinh vật tiền sử trong đó và có niên đại khoảng 52 triệu năm.

Các bác sĩ bệnh viện Calmette đang nhận giấy tờ từ người thân đến nhận xác.

Ủy ban đặc biệt về vụ thảm họa tại Campuchia đã công bố số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp kinh hoàng đêm 22-11 là 456 người.

Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat .

Trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erekat kêu gọi Italy và các nước phương Tây chính thức công nhận Nhà nước Palestine độc lập với đường biên giới trước cuộc chiến năm 1967 (bao gồm cả Đông Jerusalem).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục