Tình hình tại Fukushima 3 tuần sau thảm hoạ
- Cập nhật: Thứ năm, 31/3/2011 | 8:14:58 AM
3 tuần qua, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) vẫn chưa kiểm soát được bốn lò phản ứng từ 1-4 của nhà máy điện Fukushima I, trong khi cũng chưa quyết định có nên tháo bỏ hai lò số 5 và 6 mà đã được cho ngưng hoạt động một cách an toàn.
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thăm các nạn nhân động đất/sóng thần tại một trung tâm tạm trú ở Tokyo.
|
Ông Katsumata nhìn nhận là Tepco đã không thể làm nguội được các lo phản ứng hạt nhân và hứa sẽ nỗ lực tối đa để ổn định chúng, và cho biết thêm các lò phản ứng từ số 1 đến 4 sẽ ngưng hoạt động vĩnh viễn.
Chủ tịch TEPCO nói rằng công ty của ông đang chuẩn bị để bồi thường thiệt hại cho những người bị nhiễm phóng xạ. Ông cũng xin lỗi người dân bị khốn đốn vì các đợt cúp điện luân phiên vì khan hiếm điện.
Ông Katsumata chưa sẵn sàng kết luận về tương lai của các lò phản ứng số 5 và số 6 tại nhà máy này hay nhà máy Fukushima Daini (Fukushima II) gần đó, nơi đã thoáng thấy khói bốc lên từ một trong các lò phản ứng. Ông thừa nhận rằng công ty điện lực có thể vấp phải sự chống đối mãnh liệt của công chúng trước việc tái khởi động bất cứ lò phản ứng nào tại Fukushima.
Còn về tương lai của công ty thì ông Katsumata cho là rất nghiêm trọng. Ông Katsumata hiện đang đứng đầu cuộc chiến của TEPCO tại các nhà máy. Ông lên thay thế Chủ tịch Masataka Shimizu, đã phải nhập viện hồi tối 29/3 vì bị chóng mặt và cao huyết áp. Vị chủ tịch này đã không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 13/3, tức là 2 ngày sau khi xảy ra các vấn đề.
Tại nhà máy, mức phóng xạ trong vùng biển gần đó đang tăng cao. Nước biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao hơn trước rất nhiều. Cơ quan an toàn hạt nhân của Nhật nói rằng các số liệu mới nhất đo được gần lò phản ứng hạt nhân số 1 nằm cách bờ biển 328 thước ghi nhận được chất phóng xạ iốt cao gấp 3.355 lần mức cho phép.
Các mẫu xét nghiệm trước đó ghi nhận mức độ iốt trong nước biển cao trên mức luật định đến 1.850 lần. Mức độ của cùng chất phóng xạ đo được tại vùng biển cách nhà máy này khoảng 16 km về hướng nam, tuy thấp hơn nhưng cũng còn khá cao.
Hidehiko Nishiyama, phó tổng giám đốc của cơ quan an toàn nguyên tử của Nhật, đã nói trong một cuộc họp báo rằng: "Chất iốt 131 sẽ bớt phóng xạ đến một nửa sau 8 ngày, và nếu xét theo đời sống dưới biển, chất iốt sẽ tự phân hủy đáng kế vào thời điểm tiếp cận người dân".
Iốt 131 được cho là đã gây ra ung thư ở tuyến giáp trạng trong số các trẻ em bị nhiễm phóng xạ từ tai họa tại nhà máy Chernobyl hồi năm 1986. Các công nhân tại nhà máy Fukushima hiện đang cố gắng để ngừa chất phóng xạ rò rỉ ra biển.
Nhưng việc một số chất lỏng có cường độ phóng xạ cao đã được tìm thấy bên trong và bên ngoài các tòa nhà có lò phản ứng hạt nhân. Một số lượng nhỏ chất phóng xạ plutoni cũng đã được phát hiện trong phấn đất chung quanh nhà máy, và đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy có thể một trong các lò phản ứng đã bị hư hại một phần.
TEPCO và cơ quan an toàn hạt nhân nói rằng họ chưa biết rõ nguồn gốc rò rỉ.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho hay một ủy ban chuyên gia hạt nhân đang cố vấn cho chính phủ về cách thức đóng cửa các lò phản ứng và ngăn ngừa phóng xạ rò rỉ thêm. ông Yukio Edano cho biết các chuyên gia hiện đang xem xét tới việc bao phủ tòa nhà chứa các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi (Fukushima I) với một loại vật liệu đặc biệt để chặn đứng các vật liệu hạt nhân rò rỉ ra bên ngoài.
Vẫn còn vấn đề về nước bị nhiễm xạ trong các tòa nhà và các đường hầm tại nhà máy. Công tác loại bỏ nước này đang tiến hành chậm vì thiếu chỗ để chứa nước đó. Chính phủ đang xem xét khả năng sử dụng một tàu chở hàng để chứa lượng nước này.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản hôm qua cũng thông báo một loạt các biện pháp an toàn mới cho các nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc. Các biện pháp này trực tiếp giải quyết một số khuyết điểm vấp phải ở Fukushima và đòi hỏi cung cấp điện bằng các phương tiện di động và bố trí xe cứu hỏa để tưới nước cho các lò phản ứng và các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng, trong trường hợp không làm nguội được.
Mỹ và Pháp tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Nhật Bản và chính quyền Tokyo đã chấp nhận sự hỗ trợ này.
Bộ Năng lượng Mỹ dự tính gửi đến Nhật Bản các robot - người máy - đặc chủng, có thể làm việc trong môi trường phóng xạ rất cao, đi sâu vào khu vực gần tâm lò, để thu thập các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ còn hứa giúp đỡ các nạn nhân ngay lập tức và kể cả về lâu dài.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy, sẽ tới thăm Nhật Bản vào ngày mai để bày tỏ tình liên đới với nhân dân Nhật Bản. Ông sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên tới xứ hoa anh đào kể từ sau thảm họa động đất và sóng thần, ngày 11/03 vừa qua.
Nếu tính theo số nhà máy và số lò phản ứng nguyên tử, thì Mỹ là cường quốc số một về điện hạt nhân (70 nhà máy, 104 lò), đứng thứ hai là Pháp (19 nhà máy, 58 lò) và thứ ba là Nhật Bản (17 nhà máy, 54 lò).
(Theo Dân Trí)
Các tin khác
Ngày 30/3, lực lượng trung thành với Chính phủ Libya, được xe tăng và pháo hạng nặng yểm trợ, đã giành lại được thành phố chiến lược Ras Lanuf ở miền Đông sau khi đẩy lùi lực lượng chống đối khỏi thành phố sản xuất dầu mỏ này.
Tổng thống đắc cử của Myanmar U Thein Sein và 2 Phó Tổng thống Tin Aung Myint Oo, Sai Mauk Kham sẽ tuyên thệ nhậm chức trong ngày 30/3 tại Nay Pyi Taw.
Sáng nay 30/3, Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật tại hai đảo Yeonpyeong và Baengnyeong gần biên giới trên biển với Triều Tiên.
Giữ lại 100% lô hàng từ 4 tỉnh Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma của Nhật Bản để kiểm tra phóng xạ, sẽ tái xuất nếu phát hiện sản phẩm nhiễm xạ... là những biện pháp mà Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ ngày 29-3.