Hi Lạp huy động hơn 5 tỉ USD để trả nợ

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/11/2012 | 2:30:48 PM

Hi Lạp đã huy động được 4,06 tỉ euro (5,15 tỉ USD) từ việc bán trái phiếu chính phủ ngắn hạn vào ngày 13-11 và sẽ dùng tiền này thanh toán các khoản nợ đáo hạn vào cuối tuần.

Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde (phải) và Thủ tướng Luxembourg kiêm Chủ tịch Eurogroup Jean-Claude Juncker trong một cuộc họp bàn về Hi Lạp.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde (phải) và Thủ tướng Luxembourg kiêm Chủ tịch Eurogroup Jean-Claude Juncker trong một cuộc họp bàn về Hi Lạp.

Theo AP, do việc giải ngân khoản cứu trợ lớn 31,5 tỉ euro (40,1 tỉ USD) của quốc tế cho Hi Lạp bị trì hoãn quá lâu, tình hình tài chính nước này đã trở nên nguy hiểm.

Không có khoản bán trái phiếu ngày 13-11, Athens sẽ không thể chi trả cho các trái phiếu trị giá 5 tỉ euro (6,4 tỉ USD) đáo hạn vào ngày 16-11, ngày mà Thủ tướng Antonis Samaras đã nói Hi Lạp sẽ cạn tiền và đứng trước nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, dù những quan ngại về triển vọng kinh tế Hi Lạp trong dài hạn còn lớn, các đối tác của nước này trong nhóm sử dụng đồng euro và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến sẽ giải ngân khoản viện trợ tiếp theo trong tuần tới.

Cơ quan quản lý nợ quốc gia Hi Lạp đã huy động được 2,76 tỉ euro (3,51 tỉ USD) từ việc bán trái phiếu kỳ hạn bốn tuần với mức lãi suất 3,95% và 1,3 tỉ euro (1,66 tỉ USD) nữa từ trái phiếu kỳ hạn 13 tuần với lãi suất 4,2%. Loại trái phiếu 13 tuần tương tự được bán hồi tháng 10 có lãi suất 4,24%.

Hi Lạp gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường nợ dài hạn quốc tế vì buộc phải giữ mức lãi suất trái phiếu đặc biệt cao từ năm 2010 cũng như dựa vào các khoản vay mượn, hỗ trợ từ các nước châu Âu và IMF kể từ tháng 5-2010.

(Theo TTO)

Các tin khác

Sáng 14/11, Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bế mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.

Thành phố Aleppo đã thành đống đổ nát sau các cuộc xung đột.

Iran đang muốn chương trình nghị sự tập trung vào việc tìm một giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.

Thủ tướng Nhật Bản đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.

Kế hoạch giải tán Hạ viện vào cuối năm của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền, khiến ông phải đối mặt với nguy cơ từ chức sớm.

Phiến quân Syria.

Sau khi các nhóm đối lập Syria thỏa thuận thành lập "Liên minh các lực lượng dân tộc đối lập và cách mạng Syria" và bầu người đứng đầu là ông Moaz Al-Khatib, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) là tổ chức đầu tiên công nhận liên minh này, coi đó là đại diện hợp pháp của người dân Syria.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục