Đài Loan, Ấn độ lên án hộ chiếu mới của Trung Quốc

  • Cập nhật: Chủ nhật, 25/11/2012 | 9:23:20 AM

Ngày 24-11, Bắc Kinh tiếp tục phớt lờ mọi phản ứng của các nước láng giềng về hộ chiếu điện tử in chìm một số vùng lãnh thổ nước ngoài, từ đường lưỡi bò ôm trọn biển Đông đến đảo Đài Loan và các tỉnh của Ấn Độ.

Đài Loan, Ấn độ lên án hộ chiếu mới của Trung Quốc
Đài Loan, Ấn độ lên án hộ chiếu mới của Trung Quốc

Nhân Dân Nhật Báo ca ngợi quyển hộ chiếu mới với tựa đề “Trung Quốc huy hoàng”. Báo này còn cho đăng cả trang hộ chiếu số 8 có in chìm hình bản đồ Trung Quốc, thòng thêm đường lưỡi bò ôm trọn biển Đông. Báo Buổi Sáng Bắc Kinh còn dẫn thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam bịa đặt trắng trợn rằng công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu đường lưỡi bò vẫn nhập cảnh vào Việt Nam “bình thường”.

Đài Loan phản ứng gay gắt

Hộ chiếu điện tử Trung Quốc cũng in hình hai địa danh nổi tiếng của Đài Loan là đầm Nhật Nguyệt ở huyện Nam Đầu và vách đá Thanh Thủy ở thành phố Hoa Liên. Báo chí Đài Loan chỉ trích lãnh đạo lãnh thổ này đã phản ứng quá “lề mề” về động thái xâm phạm chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh. Thời Báo Đài Bắc cho rằng Đài Loan đã quá chậm chạp so với Philippines và Việt Nam, hai quốc gia sớm phản ứng gay gắt Trung Quốc.

Dư luận và báo chí Đài Loan kêu gọi nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu hành động cứng rắn hơn. “Đây là hành vi xâm phạm lãnh thổ trắng trợn lãnh thổ Đài Loan và lãnh đạo Mã Anh Cửu cũng như chính quyền nên lập hồ sơ phản ứng chính thức với Bắc Kinh ngay lập tức. Nếu không chúng tôi sẽ đề nghị cắt ngân sách của chính quyền” - nghị sĩ thuộc Đảng dân tiến Trần Kỳ Mại kêu gọi.

Thời Báo Đài Bắc khẳng định Đài Loan từ lâu đã không đồng ý chuyện Trung Quốc gộp lãnh thổ này vào bản đồ chính thức của Bắc Kinh. Do đó hành vi in địa danh của Đài Loan vào hộ chiếu là một hành động gây hấn.

Thời Báo Tự Do cho biết nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu đã chỉ thị cho Hội đồng liên lạc với Trung Quốc chính thức gửi công hàm phản đối Bắc Kinh. “Hai địa danh du lịch nổi tiếng này thuộc về quyền tài phán của Đài Loan chứ không thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc” - chính quyền Đài Loan nhấn mạnh.

Sau đó, Hội đồng liên lạc đã yêu cầu Chính phủ Trung Quốc hãy giải quyết vấn đề chủ quyền của Đài Loan “một cách thực tế”. “Trung Quốc đã phớt lờ sự thật và châm ngòi tranh chấp bằng những hình ảnh lãnh thổ và danh thắng của Đài Loan in trong hộ chiếu của họ. Đài Loan sẽ không chấp nhận hành động này. Bắc Kinh nên đối diện với sự thật. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hãy tránh gây ấn tượng xấu rằng họ đang đơn phương và cố tình thay đổi hiện trạng”.

Hộ chiếu Trung Quốc gom luôn cả hai bang của Ấn Độ là Aksai Chin (1) và Arunachal Pradesh (2)

Ấn Độ đáp trả bằng hành động

Trong khi đó, chính quyền Ấn Độ đã lập tức có hành động đáp trả Trung Quốc. Hãng tin Press Trust of India cho biết Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh bắt đầu cho đóng dấu bản đồ hình ảnh là bang Arunachal Pradesh và Aksai Chin của Ấn Độ mà Trung Quốc đòi chủ quyền lên hộ chiếu của du khách Trung Quốc trước khi nhập cảnh vào Ấn Độ.

“Chúng tôi đã bắt đầu cấp visa bằng bản đồ Ấn Độ ngay khi phát hiện loại hộ chiếu của Trung Quốc có in chìm hình ảnh hai tỉnh Arunachal Pradesh và Aksai Chin” - một quan chức ngoại giao Ấn Độ cho biết.

Báo The Hindu cho biết Chính phủ Ấn Độ quyết định phản ứng Trung Quốc bằng hành động. “Ấn Độ cho rằng hành động tốt hơn lời nói” - một quan chức chính quyền New Delhi nhấn mạnh.

Nguồn tin từ New Delhi cho biết chính quyền Ấn Độ đã phát hiện loại hộ chiếu bất hợp pháp của Trung Quốc từ vài tuần trước. Phía Ấn Độ đã lập tức phản ứng với Bộ Ngoại giao Trung Quốc và khẳng định loại hộ chiếu này là “không thể chấp nhận được” và nhấn mạnh sẽ trả đũa.

Trung Quốc phát hành bản đồ “Tam Sa”

Ngoài việc đưa vào sử dụng hộ chiếu đường lưỡi bò, ngày 24-11 Trung Quốc tiếp tục có thêm hành vi gây hấn khi chính thức phát hành bản đồ của cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Theo Tân Hoa xã, đây là tập bản đồ chuyên đề đầu tiên tập hợp hình ảnh chụp từ vệ tinh và từ trên không toàn bộ khu vực biển Đông. Tập bản đồ ghi chính xác vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giao thông trên bộ và trên biển, sân bay, bến tàu, cơ quan hành chính của cái mà Trung Quốc gọi là “thành phố Tam Sa” và vị trí tất cả các đảo trên biển Đông. Tập bản đồ này do Nhà xuất bản Tinh Cầu in ấn và phát hành.

(Theo TTO)

Các tin khác
Hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường Tahrir để phản đối sắc lệnh mới của Tổng thống Mohamed Morsi.

Theo hãng tin AP ngày 24-11, làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh mới của Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi có nguy cơ biến thành bạo lực khi đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và lực lượng an ninh, trong khi một số văn phòng của Tổ chức Anh em Hồi giáo bị đốt cháy.

Tổng thống Abbas (trái) trao Tổng thư ký Ban Ki-moon đề nghị công nhận Palestine là nhà nước thành viên không đầy đủ của LHQ

Palestine cho rằng, không điều gì có thể ngăn cản nước này tìm kiếm qui chế nhà nước thành viên không đầy đủ tại LHQ.

Theo AFP, Chính phủ Ấn Độ ngày 23-11 đã bày tỏ sự phẫn nộ với thiết kế mới của hộ chiếu Trung Quốc, trong đó những khu vực biên giới Arunachal Pradesh và Aksai Chin hiện do Ấn Độ kiểm soát được đánh dấu như một phần của lãnh thổ Trung Quốc.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy.

Ngày 23/11, Hội nghị thượng đỉnh không chính thức của Liên minh Châu Âu (EU) đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào về ngân sách của khối trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục