Biển Đông vẫn là vấn đề ''nóng'' của ASEAN trong 2013
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/1/2013 | 2:10:01 PM
Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei-Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 2013-tuyên bố, “cùng với an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, vấn đề Biển Đông vẫn là trọng tâm của ASEAN trong 2013”.
![]() |
Đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei (phải) tiếp quản ghế Chủ tịch ASEAN 2013 từ Campuchia.
|
Hy vọng
Trong cuộc họp báo tại thủ đô Bandar Seri Begawan (hôm 2-1), các quan chức Bộ ngoại giao và Thương mại Brunei khẳng định, với tư cách là chủ tịch ASEAN 2013, các chương trình hợp tác an ninh, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế và ổn định sẽ được vương quốc này chú trọng.
Đồng thời, Bruinei nhấn mạnh, muốn xây dựng bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa các bên tranh chấp tại Biển Đông, chú trọng giải quyết tranh chấp bằng đối thoại trên tinh thần đảm bảo an ninh và ổn định khu vực.
Trên tờ Inquirer (Philippines) ngày 3-1, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hoan nghênh Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh trở thành Tổng thư ký mới của ASEAN. Ngoại trưởng Albert del Rosario bày tỏ sự tin tưởng, vai trò của ông Lê Lương Minh sẽ góp phần thúc đẩy sự thống nhất trong vấn đề nóng của khu vực trong năm 2013. |
Theo các quan chức của Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei, căng thẳng trên Biển Đông trong hai năm qua chủ yếu xảy ra giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Các nhà phân tích chính trị đang mong chờ sự thay đổi lập trường của ASEAN trong vấn đề nóng bỏng này, khi một trong những nước cũng có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông là Brunei trở thành Chủ tịch luân phiên của khối.
Theo lịch trình, hai kỳ Hội nghị Cấp cao ASEAN 2013 lần thứ nhất sẽ diễn ra ngày 24 và 25 - 4; lần thứ hai ngày 9 và 10 - 10 tại thủ đô Bandar Seri Beganwan, Brunei. Ngày 9 và 10 - 1 này, cuộc họp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao ASEAN sẽ diễn ra tại Temburong.
Chưa đồng thuận
Trước khi Brunei trở thành Chủ tịch ASEAN, Campuchia là quốc gia giữ chức vị quan trọng trên. Tuy nhiên, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN diễn ra ở Phnom Penh hồi tháng 7 - 2012, đại diện các bên không thể đưa ra tuyên bố chung, vì không thống nhất được quan điểm về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.Các nhà quan sát cho rằng, khi Campuchia tiếp quản ghế chủ tịch ASEAN, nước này có lập trường kiên quyết về vấn đề Biển Đông, thay vì tìm kiếm quan điểm chung giữa các bên liên quan như các nước đảm nhận Chủ tịch ASEAN từng làm.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị khác diễn ra ở Phnom Penh hồi tháng 11 - 2012, Philippines phản ứng mạnh mẽ trước tuyên bố của Thủ tướng Campuchia là “ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”.
Sau đó, Thủ tướng Campuchia thừa nhận, ASAEN chưa đạt được sự đồng thuận về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
(Theo TPO)
Các tin khác

Giới chức Iraq cho biết vào 17 giờ (14 giờ GMT) ngày 3/1, đã xảy ra một vụ đánh bom bằng xe ôtô tại một bãi đậu xe chủ yếu để đưa đón người hành hương Hồi giáo dòng Shiite ra vào Karbala dự lễ Arbaeen ở Musayyib, cách thủ đô Baghdad 60km về phía Nam, làm ít nhất 15 người thiệt mạng và 47 người bị thương.

Các quan chức chính quyền trên khắp Trung Quốc khởi đầu năm mới bằng một danh sách dài các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", nhằm lấy lại hình ảnh và uy tín trong lòng dân chúng sau hàng loạt vụ bê bối tham nhũng.

Cuộc khủng hoảng “vách đá tài chính” của Mỹ rốt cuộc cũng được tháo gỡ vào tối hôm 1.1 (giờ Mỹ) sau khi Hạ viện nước này phê chuẩn dự luật tránh tăng thuế với phần lớn người dân Mỹ và trì hoãn cắt giảm chi tiêu công.

Xung đột Israel - Palestine lại có nguy cơ nổ ra khi ngay trong ngày đầu năm 1-1 lại xảy ra một vụ đụng độ giữa quân đội Israel và người dân Palestine ở Bờ Tây.