Xây cầu đầu tiên nối Lào và Myanmar
- Cập nhật: Thứ sáu, 18/1/2013 | 8:40:24 AM
Cây cầu này bắc qua sông Mekong và sẽ được khởi công tháng 2-2013 nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước, theo báo Vientiane Times ngày 15-1.
![]() |
Sông Mekong đoạn chảy qua Lào.
|
Đây sẽ là công trình kết nối đường bộ đầu tiên của hai nước, nối liền cảng sông Xiengkok tại tỉnh Luang Namtha của Lào với Kainglap của Myanmar.
Quyết định này được đưa ra sau chuyến thăm Myanmar vào đầu tháng 1-2013 của Bộ trưởng Công trình công cộng và giao thông Lào Sommad Pholsena. Đến nay, thông tin duy nhất được biết là cây cầu này sẽ dài 660m và rộng 9m.
Cây cầu này đã là chủ đề thảo luận giữa hai nước trong một thập niên qua, nhưng chỉ sau chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong vào năm 2011 mới thật sự được khởi động. Hai nước đã có quan hệ ngoại giao từ năm 1955, nhưng khối lượng trao đổi thương mại là cực nhỏ nếu như so sánh với trao đổi thương mại của mỗi nước với Thái Lan.
Hai nước hi vọng công trình này sẽ thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai nước cũng như du lịch trong khu vực.
(Theo TTO)
Các tin khác

Ngày 17-1 tại Tokyo, các quan chức ngoại giao, quốc phòng Nhật Bản và Mỹ bắt đầu phiên hội đàm chính thức về việc sửa lại hướng dẫn hợp tác quốc phòng, với trọng tâm được dự đoán là thúc đẩy hợp tác giám sát, kiểm soát giữa các đồng minh quân sự, trong bối cảnh Trung Quốc sắp tăng cường hiện diện trên vùng biển khu vực.

Tổ chức Lương thực Thế giới (WFP) hôm 16/1 cho biết, Chính phủ Syria đã cho phép tổ chức này mở rộng phạm vi hoạt động trên cả nước nhằm cung cấp lương thực cho hàng triệu người dân Syria đang thiếu thốn lương thực do xung đột.

Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố biện pháp hạn chế súng(HNMO) - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố các đề xuất kiểm soát súng mạnh mẽ nhất trong vòng 2 thập niên, khơi mào một cuộc tranh luận với những người ủng hộ quyền được sử dụng vũ khí cầm tay.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, các chỉ huy chiến dịch quân sự (DGMO) của Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí giảm leo thang căng thẳng dọc “Ranh giới kiểm soát” (LOC) phân chia khu vực kiểm soát của hai bên tại vùng biên giới Kashmir.