Nhật-Trung tiếp tục căng thẳng vì nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/1/2013 | 8:01:17 AM

Những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp.

Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 20/1, Nhật Bản cảnh báo, các lực lượng phòng vệ của nước này có thể bắn cảnh cáo và sẵn sàng có những biện pháp cần thiết, nhằm ngăn máy bay nước ngoài vi phạm không phận của mình.

Đây là tuyên bố mới nhất trong cuộc khẩu chiến giữa Tokyo và Bắc Kinh, làm dấy lên những lo ngại rằng vụ tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các quan chức Nhật Bản đưa ra tuyên bố trên, sau khi những máy bay của Trung Quốc tới gần nhóm đảo này.

Đây là lần đầu tiên chiến đấu cơ Trung Quốc tới khu vực đang nằm trong vòng tranh chấp, kể từ khi căng thẳng bắt đầu tăng lên vào mùa xuân năm ngoái.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, 2 chiến đấu cơ J-10 đã bay đi, sau khi những chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản bắt đầu bám sát một máy bay do thám Trung Quốc, gần nhóm đảo tranh chấp ở Đông Hải. Trung Quốc cho rằng chuyến bay do thám này không vi phạm không phận Nhật Bản và những chiếc F15 đã ngăn cản đường bay.

Đây cũng là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc thông báo, máy bay chiến đấu Trung Quốc được huy động để phản ứng với hoạt động của không lực Nhật Bản, tại khu vực trên.

Phía Nhật Bản nói rằng hoạt động của không lực Trung Quốc đã được tăng cường mau chóng, quanh nhóm đảo mà tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và Trung Quốc đã lần lượt xuất hiện trong nhiều tháng.

Tuy  chưa có xung đột nổ ra, nhưng các hoạt động trên biển và trên không làm tăng thêm những lo ngại rằng tình hình có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Sự việc càng trở nên căng thẳng, sau khi có những bình luận chính thức cho rằng tân Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, và Nội các của ông đang xem xét sử dụng đạn lửa làm phương tiện phản ứng với những sự xâm nhập không phận.

Loại đạn này được thiết kế cháy sáng nhằm thu hút sự chú ý của phi công – người có thể không nhận được các cảnh báo khác do sóng radio gặp vấn đề. Ngoài ra nó cũng được sử dụng nhằm cảnh báo rằng sẽ có hành động mạnh mẽ hơn.

Trước những diễn biến mới này, Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton, cho biết Mỹ không giữ vai trò xác định quốc gia nào có chủ quyền đối với nhóm đảo, nhưng phản đối “bất kỳ hành động leo thang đơn phương nào cản trở chính quyền Nhật Bản”.

Đáp lại, trong một tuyên bố thúc giục Mỹ có “thái độ có trách nhiệm”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương nói rằng những phát biểu trên “bỏ qua sự thật” rằng nhóm đảo là lãnh thổ của Trung Quốc.

(Theo VOV)

Các tin khác

Nga vừa khai hỏa cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua ở Địa Trung Hải và Biển Đen gần Syria, giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị dẫn tới xung đột đẫm máu trong suốt 22 tháng qua ở nước này vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Sau khi rời Thái Lan, hôm 18/1, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới Indonesia, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á.

Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Busher của Iran.

Truyền thông Iran ngày 19/1 đưa tin nước này đã đạt được một số tiến triển trong việc giải quyết bất đồng với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), mặc dù cuộc đàm phán gần nhất giữa hai bên không thể dẫn tới một thỏa thuận về việc cho phép các thanh sát viên IAEA tiếp cận cơ sở quân sự Parchin.

Tham nhũng trong lực lượng cảnh sát là vấn đề nhức nhối tại Mexico.

Theo ABC News ngày 19-1, quân đội Mexico đã cùng lúc phong tỏa tất cả đồn cảnh sát tại hai thành phố Lerdo và Gomez Palacio thuộc bang Durango và bắt giữ hơn 150 cảnh sát bị nghi “nhúng chàm”, trong đó có cả cảnh sát trưởng hai thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục