Chị San “dự án”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2014 | 8:51:37 AM

YBĐT - Dự án “Cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em dân tộc thiểu số thông qua hành vi có lợi cho sức khỏe” tại 10 xã thuộc huyện Lục Yên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối tượng hưởng lợi gián tiếp: người chồng, bố mẹ chồng…

Đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia Hội nghị vận động và phối hợp thực hiện Dự án.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt tham gia Hội nghị vận động và phối hợp thực hiện Dự án.

Qua đó đã từng bước góp phần cùng chính quyền địa phương xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng dân số. Để có được kết quả ấy, ngoài những chiến lược truyền thông phù hợp tại từng địa phương còn phải kể đến sự năng động và nhiệt tình của đội ngũ tuyên truyền viên Dự án.

Chúng tôi đến thôn Suối Tiên, xã Tô Mậu gặp chị Nguyễn Thị San là tuyên truyền viên của Dự án đang tất bật chuẩn bị tờ rơi để xuống tuyên truyền cho bà con. Chị San chia sẻ: “Suối Tiên có khoảng 50 hộ gia đình, gần 180 nhân khẩu, trong đó 50% số hộ là đồng bào dân tộc Tày, trình độ dân trí không đồng đều nên trước đây việc tuyên truyền công tác dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn hạn chế nhất định. Mỗi hộ gia đình muốn phát triển kinh tế, muốn có gia đình hạnh phúc thì trước tiên phải xây dựng gia đình ít con. Tuy nhiên, để người dân hiểu và làm theo là một việc hết sức khó khăn vì những quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” hay “đông con nhiều của” vẫn còn tồn tại. Đó là một trong những rào cản đối với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của người dân nơi đây. Từ thực tế tại địa phương, tôi thấy rằng phải gần gũi với người dân để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thì sẽ giúp họ xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu và điều quan trọng hơn cả là sức khỏe của các đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ Dự án”.

Xác định rõ việc triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông về công tác dân số cũng như các hoạt động của Dự án sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dân số, trong các đợt tiêm phòng tại xã hay những đợt phòng dịch được tổ chức tại thôn, chị San đã phối hợp với các y, bác sỹ của Trạm Y tế xã tuyên truyền về các vấn đề như: không kết hôn và mang thai sớm, chăm sóc thai sản đúng cách và sinh nở an toàn, nâng cao vai trò và trách nhiệm của người chồng trong gia đình...

Với những kiến thức, kĩ năng đã được tập huấn cùng sự nỗ lực của bản thân, chị đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả từ các thôn khác để áp dụng vào thực hiện tại thôn mình quản lý. Bên cạnh đó, chị cũng thường xuyên tuyên truyền công tác dân số và các hoạt động của Dự án trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xã.

Chị vận động các thành viên trong Chi hội Phụ nữ thôn tham gia viết bài tuyên truyền. Bản thân chị cũng có những bài viết từ thực tế về những vấn đề như: kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bình đẳng giới trong gia đình, những gương điển hình thực hiện tốt công tác dân số, xây dựng gia đình ít con, đảm bảo sức khỏe và thời gian để phát triển kinh tế.

Khi đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Giang là một trong những hộ gia đình khó khăn trong thôn, chúng tôi được biết sau khi sinh cháu thứ nhất, anh chị thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình để dành thời gian phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, do cuộc sống khó khăn lại thiếu kiến thức chăm sóc bà mẹ và thai nhi, mặc dù đã 3 lần mang thai nhưng do ham việc và mải lo toan cho cuộc sống gia đình nên chị Giang vẫn làm những công việc nặng nhọc, không phù hợp với sức khỏe. Do vậy, cả ba lần mang thai chị đều không có được niềm vui, niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Chị Giang cho biết: “Gia đình tôi rất khó khăn, hai vợ chồng làm thuê quần quật cả ngày cũng chả đủ ăn chứ nói gì đến hiểu biết những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho mẹ và con. Sau khi được chị San hướng dẫn, tuyên truyền về những việc phụ nữ mang thai nên và không nên làm cũng như có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đến nay, tôi đã sinh cháu thứ 2 mạnh khỏe và an toàn, cháu nhỏ phát triển khỏe mạnh”.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, trên địa bàn thôn có tới 25 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai; bà mẹ và trẻ em cũng được chăm sóc sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ...

Nhiệt huyết và năng động trong công việc, chị San được bà con trong thôn gọi bằng cái tên trìu mến là chị San “Dự án”.

Trần Minh

Các tin khác

YBĐT - Ai đã từng đặt chân lên Văn Yên, hẳn sẽ lưu giữ những kỷ niệm khó quên về một vùng đất với những đồi quế xanh ngút ngàn, một nền văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc và tình cảm ấm áp của con người nơi đây. Và cũng trên mảnh đất yên bình này, tôi đã gặp anh Lê Mạnh Hùng - một cán bộ Đoàn năng động với nụ cười thường trực trên môi.

Kinh tế phát triển, anh Lử đã mua máy xay xát để phục vụ nhu cầu của gia đình và dân bản.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của lãnh đạo xã, chúng tôi tìm đến gia đình anh Sùng A Lử ở bản Tà Chơ, xã Cao Phạ (Mù Cang Chải). Đây là một nông dân trẻ nhạy bén trong tiếp cận các mô hình sản xuất mới, áp dụng vào phát triển kinh tế hộ gia đình.

Cựu chiến binh Tiểu đoàn Yên Ninh - Yên Bái kể chuyện chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Phạm Đăng Khoa)

YBĐT - Cả nước đang hướng về Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2014); tôi cũng có cách kỷ niệm của riêng mình. Đó là về quê hương Trấn Yên gặp lại những chiến sỹ giải phóng năm nào, những người lính xông pha trước bom đạn kẻ thù để non sông thu về một mối như ước nguyện của Bác Hồ và toàn dân tộc Việt Nam.

Ông Giàng A Say (ngoài cùng bên trái) - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Bản Công trao đổi công việc với lãnh đạo các đoàn thể địa phương.

YBĐT - Việc nào đồng chí Say cũng có mặt. Có người bảo đồng chí là “rỗi hơi” nhưng với đồng chí, việc nào có ích cho dân, cho bản là đồng chí làm bằng ý thức trách nhiệm của một người đảng viên. Người dân Bản Công gọi đồng chí bằng cái tên thân mật là: ông Say “mặt trận”

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục