Nhiệt huyết vì cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/11/2015 | 9:27:22 AM

YênBái - YBĐT - “Một cán bộ chi hội rất nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có thâm niên hơn 10 năm trong phong trào phụ nữ. Hơn nữa, chị Huân làm kinh tế giỏi, lại hết lòng giúp đỡ bà con trong thôn vươn lên thoát nghèo. Cán bộ nào mà cũng làm tốt như chị Huân thì bà con được nhờ” - đó là lời nhận xét của Chủ tịch Hội phụ nữ xã Sơn A, huyện Văn Chấn về chị Hoàng Thị Huân - Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Bản Vãn.

Chị Hoàng Thị Huân (thứ ba bên phải) trao đổi công tác Hội với các hội viên.
Chị Hoàng Thị Huân (thứ ba bên phải) trao đổi công tác Hội với các hội viên.

Bản Vãn là thôn nghèo, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên các hội viên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn. Năm 2005, chị Huân được vay 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, mạnh dạn đầu tư mua 2 con lợn nái phát triển chăn nuôi cùng với 5 sào ruộng sẵn có của gia đình. Do chủ động được con giống, quy mô đàn lợn thịt được nhân lên hàng chục con mỗi lứa.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn, chị chia sẻ cho chị em trong thôn, nhất là những hộ nghèo còn trống chuồng. Chị quyết định tạo điều kiện cho các chị em có con giống bằng cách nuôi chia. Chị cung cấp một con lợn giống từ 15-20 kg cho chị em về nuôi, đến khi con lợn ấy đẻ lứa thứ ba, chị lấy lại lợn mẹ và 1 con lợn con. Đến nay, chị đã giúp đỡ hơn 20 hộ có con giống bằng cách nuôi chia này.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm, chỉ vài năm sau đó, chị có thêm vốn liếng mở kinh doanh dịch vụ máy xay xát và bán vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi. Gia đình chị kinh doanh loại hàng hóa này cũng do một phần muốn tạo điều kiện cho bà con trong thôn có vật tư để sản xuất nâng cao đời sống.

Chị chia sẻ: “Thóc, ngô bây giờ bán giá rẻ quá, tiêu thụ lại kém, nếu bán đi để trả tiền vật tư thì nhiều hộ không còn thóc mà ăn”. Vì vậy, “lấy ngắn nuôi dài”, chị đề nghị với bà Hoàng Thị Phượng - Giám đốc Công ty phân bón hữu cơ An Phú Điền thế hệ mới cho bà con nợ tiền phân bón 3 tháng sau khi mua, để bà con có thêm thời gian tìm nguồn thu trả nợ và giữ được thóc đủ ăn hàng ngày, đảm bảo cuộc sống ổn định.

Vươn lên từ nguồn vốn ít ỏi, do đó, chị Huân thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn vốn trong phát triển kinh tế. Để giúp chị em có vốn sản xuất phát triển kinh tế gia đình, bản thân chị đã thực hiện tốt việc duy trì ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, giúp nhiều gia đình hội viên tiếp cận được nguồn vốn, sử dụng đúng mục đích, trả lãi đúng kỳ hạn. Hiện tại, chị Huân là Tổ trưởng 2 tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng dư nợ trên 2,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng do đời sống hội viên còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ đến kỳ trả lãi mà không có tiền để nộp. Trước tình hình ấy, chị quyết định bỏ tiền riêng của gia đình để trả lãi trước cho chị em nhằm giữ chữ tín với ngân hàng. Chị Đinh Thị Xuyến - hội viên chi hội Phụ nữ thôn Bản Vãn tâm sự: “Cô Huân là một người tuyệt vời. Trước kia gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, con cái lại đau ốm, bệnh tật. Nhờ có cô Huân giúp đỡ, chia sẻ, kiến nghị vay vốn của ngân hàng nên trong vòng 3 năm chăn nuôi lợn, gà, gia đình tôi đã khắc phục khó khăn vươn lên và đã thoát nghèo năm ngoái”. Cũng như chị Xuyến, chị Đinh Thị Giang, Hoàng Thị Thịnh… cũng đã xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững. Giờ đây, nhiều hộ trong thôn đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, số hộ nghèo giảm hẳn, nhiều hộ vươn lên làm ăn khá giả, trong đó có đóng góp không nhỏ của chị Huân.

Với những cố gắng, nỗ lực của chị Huân và Chi hội, nhiều năm liền Bản Vãn không có trường hợp sinh con thứ ba. Con em đến độ tuổi đi học được cắp sách đến trường; 100% được sử dụng điện và nước sạch, các gia đình tích cực hưởng ứng phong trào “5 không, 3 sạch”. Mọi người trong thôn ai cũng vui mừng, phấn khởi trước diện mạo mới của thôn. Với những đóng góp tích cực cho thôn Bản Vãn, chị đã nhiều lần được các cấp khen thưởng, biểu dương như: Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Văn Chấn vinh danh 4 phẩm chất của phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; biểu dương vì đã có thành tích điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước và công tác hội các giai đoạn 2005 - 2010, 2010 - 2015.

Hoài Anh 

Các tin khác
Học sinh điểm trường Xéo Dì Hồ trong giờ ôn bài.

YBĐT - Đỉnh Xéo Dì Hồ ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải quanh năm ngập trong sương trắng giữa bạt ngàn rừng núi hoang vu. Ở đó có những thầy cô giáo trẻ đang lặng lẽ, cần mẫn như người gieo hạt, mang cái chữ đến vùng cao hẻo lánh. Họ đã dệt nên bao huyền thoại về dạy chữ, rèn người.

Đàn lợn rừng được duy trì ổn định với số lượng 60 đầu lợn trở lên.

YBĐT - Trong chuyến công tác ở "vùng đất ngọc", trao đổi với chúng tôi về phong trào hoạt động của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong huyện, Bí thư Huyện đoàn Lục Yên - đồng chí Hoàng Trung Chinh giới thiệu nhiều mô hình phát triển kinh tế điển hình từ sản xuất, chăn nuôi, làm dịch vụ đến chế tác đá quý... Nhưng tôi thực sự ấn tượng với mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm cả lợn rừng, hươu sao; gà, vịt của đoàn viên Hoàng Trung Hiếu ở thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế (Lục Yên).

Ông Triệu Quý Tư (ngoài cùng bên trái) cùng đoàn đại biểu đi tham quan, trao đổi với lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Ông Triệu Quý Tư - Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc thôn Vực Tròn, xã Lương Thịnh (Trấn Yên) không chỉ được bà con trong thôn trọng nể vì năng động, hăng say học hỏi, tìm cách phát triển kinh tế gia đình mà ông còn là người nhiệt tình tuyên truyền, vận động người dân trong thôn đoàn kết chung tay xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Lý - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái (đứng giữa) trao đổi với các tổ trưởng tổ dân phố.

YBĐT - Đó là những cán bộ mặt trận không những hết lòng vì công việc mà còn thấu hiểu điều gì làm nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục