Ông Quang “thỏ”

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/3/2017 | 8:01:47 AM

YBĐT - Ông Quang “thỏ” là cái tên thân mật mà mọi người đặt cho ông Vũ Huy Quang - chủ Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh ở thôn Lương Môn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, bởi ông là người đầu tiên ở tỉnh Yên Bái thành công từ mô hình nuôi thỏ NewZealand.

Trại thỏ của ông Vũ Huy Quang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trại thỏ của ông Vũ Huy Quang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông không chỉ trở thành doanh nghiệp chăn nuôi thỏ lớn nhất tỉnh mà còn giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng như khu vực miền núi phía Bắc vươn lên thoát nghèo, từng bước  làm giàu chính đáng.

Gắn bó với nghề chăn nuôi từ những năm 1980, bắt đầu từ nuôi lợn, nuôi gà, nuôi ngan rồi chuyển sang nuôi dê và trồng cây ăn quả. Nhưng đầu tư ở lĩnh vực nào ông Quang cũng không thấy có hiệu quả. Đến năm 2008, sau khi được tham dự Hội thảo Phát triển chăn nuôi thỏ tại Việt Nam do Cục Chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tập đoàn Nippon Zoki (Nhật Bản) tổ chức tại tỉnh Ninh Bình bàn về vấn đề sử dụng thỏ làm nguyên liệu sản xuất vắc-xin, ông Quang tin tưởng vào triển vọng nghề nuôi thỏ.

Từ đó, ông quyết định bỏ các con vật nuôi khác, đầu tư vào nuôi thỏ. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông chỉ nuôi 50 con thỏ mẹ, mỗi năm cho thu nhập nhập từ 50 - 60 triệu đồng.

Ông Quang cho biết: “Nuôi thỏ dịch bệnh ít, không tiêu hao chất bột nhiều, thức ăn chủ yếu là rau cỏ và thỏ lại cho lợi nhuận cao hơn những con vật nuôi khác”. Năm 2012, Dự án thỏ Việt - Nhật lựa chọn trại thỏ của ông là trạm cung tiêu, phát triển chăn nuôi thỏ cho các tỉnh phía Bắc, ông lại nâng đàn thỏ mẹ lên 200 con, tổng đàn 2.000 con.

Không dừng lại ở đây, với quyết tâm làm giàu từ nuôi thỏ, ông  Quang thành lập Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh và mở rộng quy mô chuồng trại. Đến nay, trại thỏ của ông Quang có 400 con thỏ mẹ và tổng đàn 4 nghìn con.

Ngoài việc nuôi thỏ cung cấp cho nhà hàng để chế biến món ăn, từ tháng 7/2015 ông Quang “thỏ” chính thức làm đại lý cung cấp thỏ cho Công ty TNHH Nippon ZuKi Việt Nam để chế biến nguyên liệu dược phẩm. Cùng với đó, ông vẫn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm cho các trang trại vệ tinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.

Năm 2016, Doanh nghiệp tư nhân Quang Thanh đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 500 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn tạo công ăn việc làm cho 7 lao động địa phương với mức lương 5,5 triệu đồng/người/tháng.

Từ hiệu quả của con thỏ mang lại, năm 2017 này, ông Quang tiếp tục vay vốn ngân hàng, đầu tư 500 triệu đồng để mở rộng quy mô chuồng trại và phát triển thêm các trang trại vệ tinh. Hiện nay, chăn nuôi thỏ đang được nhiều nông dân chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, do thiếu vốn và kỹ thuật nên người dân gặp nhiều khó khăn.

Để phát huy hiệu quả và nhân rộng các mô hình nuôi thỏ, ông Quang có ý kiến mong muốn tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi thỏ như chăn nuôi gà, lợn để người dân có nguồn lực phát triển kinh vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Hồng Duyên

Các tin khác
Ông Hà Minh Tiến thường xuyên động viên các cháu học tập tốt.

YBĐT - Từ quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Hội Khuyến học (KH) các cấp, đến nay, toàn tỉnh có gần 49.000 gia đình học tập, 145 dòng họ học tập, 714 cộng đồng học tập, 214 đơn vị học tập và 1 cộng đồng học tập cấp xã.

Khu chuồng nuôi lợn nái của anh Tiến.

YBĐT - Bình quân mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn, đó là kết quả của mô hình chăn nuôi của gia đình anh Trần Trọng Tiến, thôn 8, xã Việt Thành (Trấn Yên).

Ông Đặng Văn Nam chăm sóc vườn quế của gia đình.

YBĐT - Bằng các nguồn thu từ rừng và chăn nuôi, hàng năm gia đình trưởng thôn Đặng Văn Nam thu nhập đạt trên, dưới 200 triệu đồng. Ông còn phát huy tốt vai trò của một đảng viên trong công tác xã hội, là trưởng dòng họ mẫu mực.

Vợ chồng đoàn viên Lý Phú Nhất bên đồi quế gia đình.

YBĐT - Sinh năm 1985, đoàn viên Lý Phú Nhất, người dân tộc Dao ở thôn Khe Lợ, xã Viễn Sơn (Văn Yên) là một trong số điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục