Vàng A Chư làm theo lời Bác

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/9/2017 | 6:54:40 AM

YBĐT -Từ một chàng trai chỉ có trình độ tiểu học, Vàng A Chư đã trở thành chủ cửa hiệu sửa chữa máy nông cụ phục vụ bà con trong huyện và còn dạy nghề cho trên 30 thanh niên ở các xã trong huyện và các huyện lân cận. 

Anh Vàng A Chư (bên phải) dạy nghề sửa chữa máy nông cụ cho thanh niên các xã trong và ngoài huyện.
Anh Vàng A Chư (bên phải) dạy nghề sửa chữa máy nông cụ cho thanh niên các xã trong và ngoài huyện.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở bản Tà Chơ, xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, ngay từ nhỏ Vàng A Chư đã phải chịu thiệt thòi do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ được học hết bậc tiểu học rồi ở nhà giúp bố mẹ làm ruộng, trồng ngô nuôi hai em ăn học.

Sau khi xây dựng gia đình, Chư ra ở riêng. Bố mẹ nghèo chia cho ít ruộng nương không đủ để sản xuất, vợ lại sinh con nên cuộc sống của gia đình anh lại càng vất vả hơn. Chư đã suy nghĩ rất nhiều nhưng vẫn chưa chọn được cho mình một nghề để làm thêm nuôi gia đình. Một lần đi họp bản, anh được cán bộ xã tuyên truyền về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 
Cán bộ giảng giải: "Thanh niên phải chịu khó học hỏi, biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất, hoặc phải đi học lấy một nghề gì đó để làm thêm tăng thu nhập cho gia đình”.
 
Về nhà, Chư bàn với vợ quyết định đi học nghề tại thị xã Nghĩa Lộ. Sau khi học nghề mộc về, mỗi năm, Chư làm được từ 2 đến 3 căn nhà cho bà con trong và ngoài xã, thu nhập từ 18 đến 30 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình đỡ vất vả hơn. Những lúc không đi làm mộc, anh cùng vợ mua giống thảo quả về trồng để có thêm tiền nuôi con ăn học.
 
Đến năm 2007, Chư thấy nhiều hộ dân ở xã Cao Phạ và các xã lân cận được Nhà nước hỗ trợ máy nông cụ phục vụ sản xuất như máy cày, bừa, máy cưa, tuốt lúa, cắt cỏ... sử dụng sau một thời gian bị hỏng rất nhiều nhưng không có thợ sửa chữa. Bà con phải mang xuống tận thị xã Nghĩa Lộ mới sửa được. 

Anh đã quyết định bỏ nghề mộc, đi học sửa chữa máy nông cụ về phục vụ nhân dân trong huyện. Sau khi học nghề, năm 2011 Chư đã mở hiệu sửa chữa máy nông cụ tại xã phục vụ nhân dân. Thấy bà con ở các xã trong huyện phải mang máy đi xa 20 đến 40 km rất vất vả, mới sửa được.
 
Tháng 3/2016, anh Chư quyết định ra thị trấn Mù Cang Chải thuê đất, mở cửa hàng bán và sửa chữa máy nông cụ, phục vụ cho nhiều bà con các xã trong huyện. Từ năm 2016 đến nay, cửa hàng của anh đã bán trên 130 máy cày, bừa, máy cưa, bào, cắt cỏ... cho bà con nông dân; sửa chữa hàng trăm chiếc máy cày, bừa, cắt cỏ cho nhân dân trong và ngoài huyện. Không chỉ bán, sửa chữa máy nông cụ, anh Chư còn dạy nghề cho trên 30 thanh niên ở các xã trong huyện và các huyện lân cận biết sửa chữa máy nông cụ về phục vụ cho bà con.

Bằng nghị lực vượt khó của mình, anh Chư đã khởi nghiệp thành công với nghề sửa chữa và bán máy nông cụ, trồng cây thảo quả. Hiện nay, thu nhập của gia đình anh đạt từ 200 đến 250 triệu đồng/năm, trong đó tiền bán thảo quả được gần 200 triệu đồng. Với sự nỗ lực của mình trong học tập, lao động, sản xuất kinh doanh, anh Chư đã vinh dự được Tỉnh ủy Yên Bái tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Minh Hằng

Các tin khác
Trung tá Vũ Văn Tính trong đời thường vẫn hết sức giản dị, chân tình và luôn tâm nguyện được góp ích cho đời.

YBĐT - Từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 118, Sư 345; đảm nhiệm huấn luyện Đại đội Lục quân 2, huấn luyện lực lượng địa phương tại tỉnh Hải Dương và tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận miền Trung, miền Bắc… nhưng khi hỏi ông Vũ Văn Tính, 76 tuổi ở thôn Hợp Thành, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái về những chiến công, những thương tích trong mưa bom lửa đạn với kẻ thù xâm lược, ông đều lắc đầu khiêm tốn: "Chẳng đáng kể gì so với những người lính đã anh dũng hy sinh…”.

YBĐT - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác, dù được nghỉ chế độ nhưng nhiều cán bộ công an vẫn nhiệt tình với phong trào địa phương, phát huy phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực công tác, đảm nhận nhiều phần việc ở cơ sở, là nòng cốt trong nhiều phong trào tại các khu dân cư. Cựu cán bộ công an nhân dân, Trung tá Nguyễn Quang Trung là người như vậy.

Cô giáo Phạm Đỗ Việt Anh hướng dẫn học sinh ôn bài.

YBĐT - Em Hoàng Thu Hằng chia sẻ: "Có thể nhiều bạn không thích học môn Lịch sử vì đó là môn học thuộc cứng nhắc. Trước đây, em cũng từng như vậy. Nhưng từ khi học cô Việt Anh, em đã có cái nhìn khác. Đó cũng là cảm nhân chung của bao thế hệ học trò tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THCS Trấn Yên về cô Phạm Đỗ Việt Anh, giáo viên môn Lịch sử.

Chị Hà Thị Kim Nhật (ngoài cùng bên phải) tại buổi tuyên dương 10 công trình, 10 gương thanh niên tiêu biểu tỉnh Yên Bái năm 2016.

YBĐT - Đến với Đoàn bằng đam mê, nhiệt huyết, nữ thủ lĩnh Hà Thị Kim Nhật - nguyên Bí thư Đoàn xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) đã "thắp lửa” cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương. 5 năm  với vai trò thủ lĩnh, chị đã vận động ĐVTN tổ chức thực hiện 23 công trình, phần việc, các chiến dịch tình nguyện....

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục