Bí thư chi bộ tiêu biểu

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/4/2018 | 7:33:28 AM

YBĐT - Gần 20 năm làm bí thư chi bộ, ông Đồng Văn Đức - Bí thư Chi bộ thôn Bản Vệ xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo, đưa thôn Bản Vệ từ một thôn kinh tế khó khăn, an ninh trật tự phức tạp trở thành thôn phát triển toàn diện. 

Ông Đồng Văn Đức (bên trái) tuyên truyền cho người dân trong thôn 
về việc khai thác, bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở.
Ông Đồng Văn Đức (bên trái) tuyên truyền cho người dân trong thôn về việc khai thác, bảo vệ các công trình hạ tầng cơ sở.

Năm 2017, ông là một trong những bí thư chi bộ tiêu biểu của thị xã được tỉnh tặng bằng khen. 


Đoạn mương có chiều dài 370 m phục vụ nước tưới tiêu cho hơn 20 ha đất nông nghiệp của thôn Bản Vệ vừa được khánh thành đầu năm 2018 theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ 60%, nhân dân đóng góp 40% là thành quả của sự đồng thuận hiến đất, góp công của nhân dân thôn Bản Vệ. Đây cũng là một trong nhiều công trình cơ sở hạ tầng được bà con trong thôn cùng thực hiện nhiều năm qua, đưa bộ mặt của thôn ngày càng phát triển.
 
Kết quả này, cũng khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, chính quyền thôn, trong đó có cá nhân Bí thư Chi bộ Đồng Văn Đức. Ông Lò Văn Ổn, thôn Bản Vệ tâm sự: "Ông Đức là một bí thư chi bộ rất nhiệt tình, luôn gần dân, quan tâm đến dân. Những chủ trương, chính sách ông tuyên truyền, tôi và những người dân trong thôn đều chấp hành thực hiện ngay".

Năm 2006, ông Đồng Văn Đức được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bản Vệ. Khi ấy, thôn mới sáp nhập về thị xã Nghĩa Lộ chưa lâu; số hộ nghèo chiếm hơn nửa; nhân dân thì quen với việc chỉ cấy 2 vụ lúa, an ninh trật tự có nhiều bất ổn và chỉ có rất ít hộ được sử dụng điện và nước sinh hoạt hợp vệ sinh… Vì vậy, ông Đồng Văn Đức đã tập trung vận động người dân chuyển đổi cây trồng, thay đổi tập quán canh tác, nếp sinh hoạt. Tuy nhiên, để bà con thay đổi được những điều đó, là vấn đề không hề đơn giản vì người dân đã quá quen với nếp sống cũ từ bao đời nay.

Không lùi bước trước những khó khăn này, Chi bộ thôn đã phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán canh tác và ngoài trồng lúa thì tích cực phát triển cây vụ đông, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm; chú trọng vệ sinh môi trường, xây dựng các đoạn đường tự quản về an ninh trật tự… Cùng đó, vào các buổi chiều ông Đức dành nhiều thời gian đến từng hộ vận động đảng viên, già làng đi đầu thực hiện trước. Đồng thời, tranh thủ hỗ trợ cây, con giống của Nhà nước, của xã để vận động người dân thực hiện.

Đến nay, bộ mặt nông thôn của thôn Bản Vệ đã có nhiều thay đổi. Hiện, thôn chỉ còn 8 hộ nghèo; 18 hộ cận nghèo; số hộ có nhà kiên cố chiếm hơn 80%; gần 100% tuyến đường liên thôn được bê tông hóa; con em trong thôn được học hành chu đáo; an ninh trật tự được giữ vững. Nhiều hộ trong thôn đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây rau màu theo hướng thực phẩm an toàn và sản xuất hàng hóa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
 
Điển hình như bà Hoàng Thị Minh Bắc có diện tích gần 2.000 m2 đất ruộng đã chuyển từ trồng lúa sang trồng rau an toàn từ năm 2010. Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất sạch, nên sản phẩm luôn được người tiêu dùng đón nhận. Riêng năm 2017, từ diện tích này, mùa đông bà Bắc trồng bắp cải, súp lơ, su hào; mùa hè trồng dưa lê, dưa hấu và qua hạch toán sau khi trừ chi phí mang về cho gia đình thu nhập gần 100 triệu đồng.
 
Chia sẻ về việc trồng rau cho thu nhập cao, bà Hoàng Thị Minh Bắc cho biết: "Có được thành quả như ngày hôm nay, tôi cảm ơn ông Đức rất nhiều, vì ông đã tuyên truyền, vận động gia đình tôi chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu hàng hóa. Đặc biệt là ông đã cùng với các cấp hỗ trợ gia đình tôi cây, con giống và phối hợp tổ chức để chúng tôi được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn trồng rau an toàn".

Kinh tế đi lên, phong trào văn hóa, văn nghệ của thôn cũng phát triển mạnh mẽ. Hiện, thôn đã thành lập được đội văn nghệ với 15 thành viên. Vào các ngày lễ, tết, các hội viên tham gia biểu diễn phục vụ đời sống tinh thần của người dân và bảo tồn văn hóa truyền thống. Số hộ đạt gia đình văn hóa chiếm hơn 80%; phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ.

Với những đóng góp của mình, nhiều năm liên tục ông Đồng Văn Đức được các cấp khen thưởng. Đặc biệt, năm 2011, 2016 và 2017 ông được UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Hội Nông dân tỉnh khen thưởng.

Thùy Hương - Xuân Tỉnh

Các tin khác
Sâu sát với công việc được giao, ông Đỗ Hùng Thịnh thường xuyên nắm tình hình của công nhân lao động tại những khu vực sản xuất.

YBĐT - Nhanh nhẹn, dễ gần và trách nhiệm với công việc là những cảm nhận đầu tiên khi được tiếp xúc với ông Đỗ Hùng Thịnh - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Đồng Tiến, huyện Yên Bình. 

Em Hoàng Ngọc Anh (thứ hai, trái sang) thường xuyên trao đổi, giúp đỡ bạn bè trong giờ tự học.

YBĐT -Đó là bạn Hoàng Ngọc Anh, dân tộc Tày, học sinh lớp 12B, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT tỉnh đã 11 năm liền và học kỳ I năm lớp 12 vừa qua, Ngọc Anh vẫn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi.

Cơ sở chăn nuôi của anh Nguyễn Văn Mừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Về xã Liễu Đô, huyện Lục Yên chúng tôi được biết nhiều tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trong số đó có chàng trai "8X" Nguyễn Văn Mừng ở thôn Cây Thị với mô hình trang trại chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Quyền vận động giáo dân trong Giáo họ Bảo Long thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và xây dựng mối đoàn kết lương giáo.

YBĐT - Gần 20 năm tham gia công tác giáo hội, quản lý 5 họ giáo ở 4 địa bàn xã khác nhau, dù đã bước sang tuổi xế chiều song điều tâm niệm cũng như phương châm hành động của ông Quyền là mình còn sức sẽ tiếp tục gương mẫu vận động gia đình, con cháu, các giáo dân thực hiện tốt mối đoàn kết lương giáo, sống "tốt đời, đẹp đạo".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục