Làm giàu từ trồng nấm linh chi và mộc nhĩ

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/4/2018 | 8:35:26 AM

YBĐT -  Không phải là người có sẵn kiến thức, kinh nghiệm nhưng vẫn chọn trồng mộc nhĩ và nấm linh chi để có thu nhập gần 200 triệu đồng tiền lãi/năm. Anh là Nguyễn Quốc Tuấn ở tổ 9, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái.

Anh Nguyễn Quốc Tuấn (bên trái) kiểm tra chất lượng sản phẩm mộc nhĩ trước khi xuất bán ra thị trường.
Anh Nguyễn Quốc Tuấn (bên trái) kiểm tra chất lượng sản phẩm mộc nhĩ trước khi xuất bán ra thị trường.


Không phải là người có sẵn kiến thức, kinh nghiệm nên khi bắt tay vào trồng nấm linh chi và mộc nhĩ, anh Nguyễn Quốc Tuấn đã gặp phải không ít khó khăn, thất bại.

Anh tâm sự: "Khi mới bắt tay vào trồng nấm linh chi và mộc nhĩ, gia đình tôi không có mặt bằng nên đã phải đi thuê đất; đồng thời, tôi cũng đi tham quan một số mô hình trồng nấm, mộc nhĩ ở những tỉnh lân cận. Đã có kiến thức, song do thiếu kinh nghiệm nên những vụ nấm linh chi và mộc nhĩ đầu tiên năng suất không cao, hay bị mắc bệnh, nên gia đình đã bị thiệt hại cả trăm triệu đồng”.
 
Không nản chí trước những khó khăn ban đầu, xác định trồng nấm linh chi và mộc nhĩ là hướng đi đúng, bởi có thị trường tiêu thụ lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu sẵn có nên anh Tuấn tiếp tục tìm tòi, học hỏi để phát triển nghề trồng nấm linh chi và mục nhĩ.
 
Qua tìm hiểu các loại tài liệu và thông tin trên báo, đài,  anh Tuấn đã về Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam mua "que giống” nấm linh chi và mộc nhĩ nhằm đảm bảo giống đúng độ tuổi, không bị nhiễm mốc, vi khuẩn, nấm dại.
 
Cùng đó, anh mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng nhà trồng nấm linh chi, mộc nhĩ đảm bảo tiêu chuẩn, luôn sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hệ thống tưới phun sương.

Theo kinh nghiệm của anh Tuấn, thời gian thích hợp để trồng nấm linh Chi là từ ngày 15/1 - 15/3 và từ ngày 15/8 - 15/9 dương lịch. Nấm linh chi được trồng chủ yếu bằng mùn cưa tươi và khô. Mùn cưa để trồng nấm phải lấy từ các loại gỗ mềm không có tinh dầu và độc tố. Mùn cưa sau khi được xử lý, đạt được độ ẩm thích hợp sẽ phối trộn thêm cám ngô, cám gạo, sau đó cho vào túi nilon rồi thanh trùng và cây giống…
 
Tương tự, đối với trồng mộc nhĩ, gia đình anh Tuấn cũng chọn các loại mùn cưa không có tinh dầu, trước khi sử dụng, sàng bỏ tạp chất, tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, tiến hành đóng túi, sau đó hấp khử trùng rồi mới cấy giống...
 
Nhờ đảm bảo các điều kiện chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh, xử lý nguyên liệu trước khi trồng nên nấm linh chi và mộc nhĩ của gia đình anh Tuấn luôn được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Bởi vậy, anh Tuấn không phải đi chào hàng, giới thiệu sản phẩm mà sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Hiện nay, mộc nhĩ và nấm linh chi của gia đình anh Tuấn không chỉ tiêu thụ ở thị trường Yên Bái mà còn xuất bán cho các chợ đầu mối ở Hà Nội với số lượng lớn.
 
Anh Nguyễn Quốc Tuấn chia sẻ : "Trung bình mỗi năm, gia đình tôi duy trì trồng khoảng 60.000 bịch mộc nhĩ và 4 - 5 nghìn bịch nấm linh chi, tương đương thu được khoảng 4 tấn mộc nhĩ khô và gần 200 kg nấm linh chi. Sau khi trừ các chi phí, gia đình thu được gần 200 triệu đồng tiền lãi; đồng thời, góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 5 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên/tháng”.
 
Có thị trường tiêu thụ ổn định, hiện tại, gia đình anh Tuấn đang có kế hoạch mở rộng diện tích nhà trồng nấm linh chi và mục nhĩ lên trên 4.000 m2; đồng thời, tăng số lượng trồng mộc nhĩ lên trên 80 nghìn bịch.

Có thể khẳng định, mô hình trồng nấm linh chi và mộc nhĩ của gia đình anh Tuấn không phải là mới, song đã mang lại hiệu quả kinh tế. Đây chính là thành quả của những nỗ lực trong lao động; đồng thời, khẳng định việc giữ được uy tín, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định giúp gia đình anh Tuấn thành công với nghề.

Hồng Oanh

Các tin khác
Ông Trần Đức Thắng kiểm tra đàn ong.

YBĐT - Ông Trần Đức Thắng ở tổ 30, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái chọn nuôi ong mật khi chính thức nghỉ chế độ năm 2011. Sự chuẩn bị cho tuổi già của ông đã được tính toán kĩ càng với hai lí do: vừa là nghề vừa là thú vui.

Anh Trần Mạnh Giang chăm sóc cây ăn quả.

YBĐT - Khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, đến nay, sau 10 năm kiên trì bền bỉ làm giàu từ đất, anh Trần Mạnh Giang, thôn Đức Tiến, xã Đông An, huyện Văn Yên đã vươn lên làm giàu, trở thành một trong những người trẻ tuổi sản xuất giỏi của xã với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Y sỹ Nguyễn Ngọc Thăng thăm khám bệnh cho trẻ em.

YBĐT - "Không chỉ nhiệt tình trong công tác khám chữa bệnh, anh Thăng còn thường xuyên cùng đồng nghiệp xuống thôn, bản tuyên truyền, vận động nhân dân bài trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Ai ốm đau chỉ cần điện thoại là anh lập tức đến tận gia đình tư vấn, người ốm nhẹ được kê thuốc uống, người bệnh nặng anh yêu cầu chuyển xuống Trạm Y tế xã điều trị...” - đó là nhận xét chung của các trưởng thôn và đồng bào khi nói về y sỹ Nguyễn Ngọc Thăng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

Thầy Thanh (người đứng, phía phải) vận động cha mẹ học sinh trong việc vận động học sinh ra lớp.

YBĐT -  Đã 25 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, gần 10 năm trên cương vị quản lý, thầy giáo Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS số 2 xã Hồng Ca nhiều năm là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT); Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn huyện Trấn Yên luôn là tấm gương tiêu biểu trong học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh .

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục