Nhà giáo tận tâm với nghề

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2018 | 7:51:31 AM

YBĐT - Năm 1990, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, cô giáo Vũ Thị Hạnh được phân công về công tác tại Trường cấp 3 Văn Yên, nay là Trường THPT Chu Văn An. 

Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên).
Hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường THPT Chu Văn An (Văn Yên).

Khắc ghi lời dạy của Bác "Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh”, với cô Hạnh, điều quan trọng là làm thế nào để các em không thấy môn Sinh học chỉ là những kiến thức khô khan, khó học mà phải biết truyền cho các em lòng say mê môn học. Có lẽ đây là điều khó nhất đối với mỗi người đứng trên bục giảng.

 
Tại sao cùng một môn học mà học thầy cô này học trò thích học, học thầy cô khác lại thấy chán học? Điều đó chứng tỏ người thầy giáo có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng thái độ học tập đối với học sinh. 

Muốn học trò say mê, yêu thích môn học thì trước hết bản thân người thầy phải say mê, biết truyền cảm hứng cho các em học sinh. Để đạt được điều đó chỉ có thể bằng năng lực chuyên môn, lòng yêu nghề, sự tận tâm, tận tuỵ với tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp của những người đứng trên bục giảng.

Gần 30 năm qua cô Hạnh luôn tâm niệm và từng bước đạt được điều đó. Biết bao khóa học trò ra trường vẫn luôn nhớ về cô với hình ảnh một nhà giáo tận tâm, tận lực, với phương pháp giảng dạy cuốn hút, đi vào lòng người, dễ hiểu, dễ nhớ. Đã có rất nhiều em theo nghiệp cô giờ trở thành đồng nghiệp cùng công tác, để rồi cô luôn là chỗ dựa chuyên môn vững chắc cho các thế hệ kế tiếp.
 
Âm thầm, lặng lẽ cống hiến, chỉ bảo tận tình và không ngừng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, yêu nghề dạy học là điều dễ nhận thấy nhất ở cô. 

Khi còn là giáo viên, nhiều năm liền đội tuyển môn Sinh của trường tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia đều có giải. Có những năm cả 6 học sinh trong đội tuyển môn Sinh của trường đạt giải, 5 em vào đội tuyển quốc gia, 4 học sinh đạt giải quốc gia. Có nhiều học sinh được tuyển thẳng vào Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Sư phạm...
 
Gần 30 năm đứng trên bục giảng, cô Hạnh đã có tới 83 lượt học sinh giỏi các cấp, trong đó có 8 giải quốc gia, 74 giải cấp tỉnh. 10 năm liên tục cô được công nhận chiến sỹ thi đua trong đó có 2 lần chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 1 lần giáo viên giỏi cấp tỉnh; 9 lần được tặng bằng khen trong đó có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 

Cô đã giúp đỡ và bồi dưỡng 8 giáo viên giỏi các cấp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục một cách bền vững...

Ghi nhận những thành tích và sự cống hiến của cô, năm 2006 với sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường, cô được Sở Giáo dục và Đào tạo đề bạt Phó Hiệu trưởng nhà trường. 

Mặc dù rất bận rộn với công tác quản lý, song cô vẫn sắp xếp công việc để tiếp tục đứng lớp làm công tác giảng dạy và vẫn tiếp tục công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi của Trường.
 
Năm học 2016 - 2017, có 7 học sinh lớp 12 đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh với 1 giải Nhất, 2 giải Nhì đem lại thành tích cho nhà trường. Cô Hạnh tâm sự: "Với tôi, điều đáng sợ nhất là không còn được đứng trên bục giảng, không được thắp lửa cho những đam mê, sáng tạo cho các em học sinh, bởi đó là tâm huyết, là tình yêu mà cả đời tôi theo đuổi”.

Luôn trăn trở với những chỉ số của nhà trường chưa cập với chuẩn quốc gia, chưa đáp ứng được đổi mới căn bản, toàn diện của ngành đó là: chất lượng đội ngũ nhà giáo, tỷ lệ học sinh yếu kém, tỷ lệ học sinh bỏ học…
 
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của mình, cô Vũ Thị Hạnh đã mạnh dạn áp dụng trong công tác quản lý và bước đầu đã thu được những kết quả đáng tự hào. Trường THPT Chu Văn An đã được công nhận trường chuẩn quốc gia, công nhận trường chuẩn chất lượng cấp độ 3 và được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì vào dịp 45 năm thành lập Trường. 

Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục ở Văn Yên nói riêng, của tỉnh nói chung, năm 2017 cô giáo Vũ Thị Hạnh được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Minh Tư

Các tin khác
Khèn là niềm đam mê của nghệ nhân Thào Cáng Súa.

YBĐT - Ông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải không chỉ được biết đến là người có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi mà còn là một người thợ chế tác khèn Mông tài hoa. Nghề làm khèn đã mang đến cho ông một cuộc sống đủ đầy, bồi đắp trong ông niềm đam mê, tâm huyết một đời gìn giữ giá trị văn hóa đặc sắc của khèn Mông.

Chị Trương Thị Hà chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Thời điểm lợn xuống giá kỷ lục, nhiều người bỏ nghề nuôi lợn nhưng người phụ nữ dân tộc Dao - chị Trương Thị Hà ở thôn Hợp Thành, xã Yên Thái (Văn Yên) không những từ bỏ mà còn xây dựng chuồng trại hiện đại với quy mô chăn nuôi hơn 100 con lợn. 

Ông Triệu Văn Sượi chăm sóc diện tích bưởi da xanh mới trồng.

YBĐT - Với tâm niệm học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất, những năm qua, ông Triệu Văn Sượi - tổ dân phố Bản Ten, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình nông lâm kết hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.

ĐVTN xã Âu Lâu tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện

YBĐT - Với nếp nghĩ, cách làm sáng tạo cùng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Nguyễn Thành Kiên - Bí thư Đoàn xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, tập hợp, dẫn dắt phong trào thanh niên của xã ngày càng đi lên, trong đó đặc biệt phát huy tinh thần xung kích vì cộng đồng của tuổi trẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục