Thu lãi cao nhờ nuôi ong

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/8/2018 | 8:02:06 AM

YBĐT - Nhận thấy địa phương có nhiều lợi thế về đất rừng, nguồn cây cho phấn, cho mật dồi dào, nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Tuyên ở thôn Tiên Phong, xã Hán Đà, huyện Yên Bình đã chọn nghề nuôi ong lấy mật làm hướng đi trong phát triển kinh tế gia đình và trở thành người nuôi ong "có tiếng” trong vùng.

Ông Nguyễn Văn Tuyên kiểm tra chất lượng đàn ong.
Ông Nguyễn Văn Tuyên kiểm tra chất lượng đàn ong.

Vợ chồng ông Tuyên đều là cựu chiến binh, đã có thời gian tham gia chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, giống như nhiều người lính đã "vào sinh ra tử”, ông Tuyên rất khát khao phát triển kinh tế để nâng cao đời sống gia đình. Tuy nhiên, mưu sinh trên mảnh đất thuần nông, sức khỏe của cả hai vợ chồng đều yếu, trải qua nhiều thử nghiệm trong chăn nuôi gà, lợn, trồng trọt đều không thành công, ông Tuyên quyết định đầu tư vào nuôi ong.

Ban đầu chưa có kinh nghiệm, ông tự tìm tòi qua sách vở và nhờ những người có kinh nghiệm nuôi ong trước truyền đạt lại. Khi có kinh nghiệm, ông tự biết cách nhập đàn, tách đàn và đặc biệt không bao giờ để ong bay đi.
 
Ông Tuyên cho biết: "Thức ăn chính của ong là mật và phấn hoa tự nhiên, vì thế phải đặt những đõ ong ở nơi có nguồn hoa phong phú. Vào thời gian địa phương thiếu nguồn hoa tự nhiên hay những ngày thời tiết không thuận lợi, ong không thể rời tổ tìm thức ăn thì phải cho ong ăn nước đường có bổ sung vitamin. Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, nguồn thức ăn bên ngoài dồi dào hay khi nguồn thức ăn thiếu, tổ ong nóng bức, ong chúa đẻ kém, đàn ong cũng tạo mũ chúa mới và sẽ tự sẻ đàn tự nhiên. Mặc dù được thêm đàn mới, song cả hai đàn cũ và mới đều thiếu sinh lực, khả năng tạo mật kém nên cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; thay thế ong chúa; bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong và tiến hành chống nóng, chống rét cho tổ ong”.

Hiện tại, gia đình ông Tuyên duy trì nuôi 70 đõ ong, mỗi năm quay được 600 - 700 lít mật. Với giá bán trung bình khoảng 160 - 170 nghìn đồng/lít, mỗi năm, gia đình ông thu về khoảng 100 triệu đồng tiền lãi. Nuôi ong hiệu quả kinh tế là thế, tuy nhiên, ông Tuyên chưa dám mở rộng quy mô vì đầu ra cho mật ong của gia đình chủ yếu vẫn là người quen, người dân trong xã.
 
Ông mong muốn, sẽ sớm liên kết được với các hộ nuôi ong trong xã thành lập hợp tác xã nuôi ong để có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật và cung cấp thông tin, cung cấp giống, dụng cụ nuôi ong cho những hộ dân có nhu cầu, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tiêu thụ các sản phẩm từ ong.

Trần Hồng

Các tin khác

YBĐT- Từ chiến trường trở về, cựu chiến binh (CCB) Lê Xuân Kình ở thôn Đại An, xã An Thịnh, huyện Văn Yên luôn khát khao xây dựng cuộc sống gia đình no ấm. Với tinh thần ấy, gia đình ông đã có được thành quả dù chặng đường đã qua gặp không ít khó khăn.

YBĐT - Hành động dũng cảm cứu người nhảy cầu Bách Lẫm xuống sông Hồng tự vẫn của thiếu úy Lê Ngọc Chung, Công an thành phố Yên Bái đã khiến mọi người nể phục.

Vũ Anh Đức chăm sóc đàn hươu của gia đình.

YBĐT - Dám nghĩ, dám làm và quyết tâm thực hiện ước mơ làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, chính là những yếu tố "cần” để Vũ Anh Đức gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!

Cựu TNXP Hoàng Thị Ngà với mô hình trồng bưởi Đại Minh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Từng phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giờ đây, mỗi cựu thanh niên xung phoing như bà Ngà vẫn giữ nguyên tinh thần, phẩm chất tiên phong trong thời bình, vươn lên xóa đói, giảm nghèo...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục