Gương sáng ở Hạnh Sơn

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/10/2021 | 8:02:35 AM

YênBái - Từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, trên địa bàn xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ xuất hiện nhiều gương điển hình nông dân làm kinh tế giỏi. Anh Hoàng Văn Xuân ở thôn Đình Cại là một trong những gương điển hình đó.

Anh Hoàng Văn Xuân chăm sóc đàn trâu của gia đình.
Anh Hoàng Văn Xuân chăm sóc đàn trâu của gia đình.

Sau khi xây dựng gia đình, anh Xuân được bố mẹ cho ra ở riêng. Ban đầu, cuộc sống gặp không ít khó khăn. Do đó, hai vợ chồng anh luôn động viên nhau chăm chỉ làm ăn trên diện tích đất ít ỏi được bố mẹ chia cho. Tuy nhiên, dù anh chị phấn đấu đến mấy cũng chỉ đủ ăn chứ chẳng được dư giả. 

Để từng bước nâng cao đời sống, anh mạnh dạn vay vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Nghĩa Lộ mua 4 con trâu giống về nuôi. Sau một thời gian chăm sóc, đàn trâu phát triển tốt rồi anh mua thêm bò về nuôi. Đến nay, anh có 28 con trâu, 5 con bò trị giá gần 1 tỷ đồng. 

Anh Xuân chia sẻ: "Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở một số mô hình phát triển chăn nuôi trâu, bò, thấy mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết tâm xây dựng chuồng trại, mua trâu, bò giống về phát triển chăn nuôi. Bằng cách làm này, thu nhập của gia đình ngày một khá lên và bình quân mỗi năm bán từ 2 đến 4 con trâu, bò thu về trên 100 triệu đồng”. 

Để có kiến thức bảo vệ đàn gia súc tránh bị mắc các loại dịch bệnh, anh Xuân tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật về phát triển, chăm sóc trâu, bò, trồng cỏ voi làm thức ăn cho gia súc do xã và thị xã tổ chức. Ngoài ra, anh còn tìm tòi, học thêm ở sách, báo và từ bạn bè đã thành công với mô hình chăn nuôi. 

Theo đó, hàng năm, anh luôn chú trọng tích trữ nguồn thức ăn cho gia súc, nhất là giai đoạn vỗ béo. Cách làm của anh là dùng cỏ voi, thân chuối tươi xay nhuyễn trộn với cám cùng một số thức ăn khác giàu chất dinh dưỡng làm thức ăn cho gia súc. 

Đồng thời, để có đủ thức ăn cho gia súc quanh năm, anh tích trữ rơm khô và chuyển 1.000 m2 ruộng kém hiệu quả sang trồng cỏ voi. Nước uống cho gia súc, anh thường pha thêm các loại muối khoáng cần thiết để tăng sức đề kháng. Chú trọng dọn dẹp vệ sinh, che chắn chuồng trại để trâu, bò luôn thoáng mát trong mùa hè, ấm áp vào mùa đông và tiêm vắc - xin phòng dịch đầy đủ cho gia súc. 

Dự định trong thời gian tới, anh Xuân tiếp tục vay vốn mua thêm trâu, bò về nuôi và quy hoạch lại hệ thống chuồng trại. Ngoài ra, để thu nhập của gia đình không ngừng tăng thêm, anh còn mở cửa hàng tạp hóa, phân bón, thức ăn chăn nuôi… phục vụ bà con trong vùng; đấu thầu 2.400 m2 ao để nuôi thả các loại cá và mỗi năm thu về trên 50 triệu đồng. Từ các nguồn thu, mỗi năm gia đình anh Xuân có tổng thu nhập trên 500 triệu đồng. 

Ông Hoàng Văn Học - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hạnh Sơn nhận xét: "Gia đình anh Xuân là một trong những hộ gương mẫu đi đầu về phát triển kinh tế trên địa bàn xã. Đồng thời, đây là mô hình điểm được Hội Nông dân xã lựa chọn làm mẫu tuyên truyền, vận động các hội viên đến tham quan, học tập để cùng vươn lên thoát nghèo”. 

Với sự nỗ lực phấn đấu, hiện gia đình anh Hoàng Văn Xuân không những được công nhận là hộ thoát nghèo mà còn là hộ khá giả nhất, nhì của xã. Hơn thế, không chỉ làm giàu cho gia đình, mà anh còn đem kinh nghiệm đã tích lũy được để chia sẻ với các gia đình trong thôn, xã cùng vươn lên thoát nghèo. Từ sự giúp đỡ của anh Xuân, hiện ở xã Hạnh Sơn đã có nhiều hộ tích cực chuyển hướng phát triển kinh tế bằng phát triển chăn nuôi trâu, bò và đã có thu nhập ổn định, đời sống cải thiện rõ rệt.

Chí Sinh

Tags chăn nuôi trâu thu nhập ổn định nông dân làm kinh tế giỏi

Các tin khác
Cụ Mùa A Sùng.

Tích cực vận động người Mông bỏ trồng cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất 2 vụ lúa/năm, chuyển diện tích đất lúa nương kém hiệu quả sang trồng giống ngô mới có năng suất cao. Đó là cụ Mùa A Sùng, dân tộc Mông ở thôn Tấu Giữa ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu mà bà con người Mông nơi này rất nể trọng và luôn noi gương.

Chị Nguyễn Thị Hoa (ngoài cùng bên phải) vinh dự nhận bằng khen “Cán bộ Hội cơ sở giỏi” nhiệm kỳ 2017 - 2022 của Hội LHPN Việt Nam.

Tận tâm, nhiệt tình và trách nhiệm, có nhiều đóng góp trong triển khai hiệu quả các phong trào của Hội, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo hội viên tham gia, được cấp ủy, chính quyền và Hội Phụ nữ cấp trên đánh giá cao, đó là chị Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch Hội Phụ nữ (HPN) phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Chị Trần Thị Kiên (áo đỏ) tranh thủ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với chị em.

Từ nghèo khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê nhà, sự nỗ lực của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên - Trần Thị Kiên thật đáng để nhiều chị em phụ nữ cùng học tập.

Anh Hoàng Văn Liêm chăm sóc đàn trâu bò.

Trung bình mỗi năm, mô hình kinh tế tổng hợp từ chăn nuôi đến trồng rừng mang về cho gia đình anh Hoàng Văn Liêm nguồn thu hơn 2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục