Người giữ gìn danh thắng “Mâm Xôi”

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/5/2022 | 7:23:35 AM

YênBái - Nằm trong vùng lõi Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách gần xa. Nhưng ít ai biết rằng, để có 1 danh thắng Mâm Xôi như hiện nay, công đầu phải kể đến gia đình người phụ nữ Mông Lù Thị Lỳ, thôn Tà Chí Lừ.

Đồi Mâm Xôi Mù Cang Chải.
Đồi Mâm Xôi Mù Cang Chải.

Dù đã nổi tiếng trong, ngoài nước, nhưng ít ai biết rằng, để có 1 danh thắng Mâm Xôi như hiện nay, gia đình bà Lù Thị Lỳ, thôn Tà Chí Lừ đã trải qua quãng thời gian khai hoang vất vả cũng như không quản nắng mưa để bảo vệ, sửa chữa nhằm gìn giữ vẻ đẹp bất tận của Mâm Xôi. Vụ xuân này, đồi Mâm Xôi và nhiều thửa ruộng bậc thang ở xã La Pán Tẩn đều không thể sản xuất do thiếu nước. Vì thế, bà con thường thả trâu, bò ra ruộng gây hư hỏng bờ và cảnh quan đồi Mâm Xôi. Những lúc như vậy, gia đình bà Lù Thị Lỳ phải phân công nhau ra trông coi, sửa chữa, bảo vệ.

"Nhiều lúc bận việc, không có thời gian ra trông coi là bờ ruộng bị vỡ, hư hỏng hết do trâu, bò đi vào. Dù việc trông coi không vất vả, nhưng rất mất thời gian do quãng đường đi lại khá xa. Tuy nhiên, để bảo vệ cảnh quan đồi Mâm Xôi, gia đình tôi vẫn tích cực thăm ruộng, đắp bờ, sửa chữa những hư hỏng do mưa to, trâu bò gây ra” - bà Lù Thị Lỳ cho hay. 

Cùng với trông coi, bảo vệ cảnh quan ruộng thì ít người biết rằng, để có đồi Mâm Xôi vàng óng vào mùa du lịch, từ cuối tháng 5, bà Lỳ cùng gia đình đã phải đi nạo vét mương dẫn nước từ đầu nguồn (cách 5 km) về ruộng để chuẩn bị làm đất, gieo mạ, cày cấy. 

Bà Lỳ cho biết: "Cách đây hơn 30 năm, đồi Mâm Xôi chỉ là một ngọn núi như bao ngọn núi khác. Thế rồi, khi vợ chồng tôi lấy nhau mới xuống đây khai hoang, đào đất, làm ruộng”. Cũng theo bà Lỳ, ròng rã hơn 2 tháng trời, với những dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, vợ chồng bà đã ngày đêm đào đắp, san gạt đất đá để có được một thửa ruộng ngay trên đỉnh núi. 




Bà Lù Thị Lỳ thường xuyên tu sửa để giữ gìn cảnh quan đồi Mâm Xôi.

"Đồi núi ở đây nhiều đá nên việc khai hoang rất khó khăn, phải dùng tay nhặt đá nên có ngày chỉ san đào được 1 - 2 m2 ruộng. Nhưng vì, để có ruộng cấy lúa để ăn nên vợ chồng tôi vẫn quyết tâm. Nhờ đó, đến nay, đồi Mâm Xôi không chỉ cho gia đình thu về từ 17 - 20 bao thóc mỗi vụ mà còn là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan, tạo thêm thu nhập cho gia đình tôi” - bà Lỳ cho biết thêm.

Sau cày cấy, để cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo chiều cao, độ đồng đều, gia đình bà Lỳ tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông từ bón phân đến phòng, trừ sâu bệnh. Đặc biệt, để đảm bảo đủ nước cho cây lúa, gia đình bà Lỳ phải túc trực ngày đêm "canh nước” về ruộng.

Anh Hờ A Chua - con trai của bà Lỳ cho biết thêm: "Do ruộng cách xa nguồn nước gần 5 km và trên quãng đường đó lại có hàng chục gia đình đang cần nước canh tác. Do đó, lúc nào gia đình cũng phải có người đi nạo vét kênh mương, dẫn nước, canh nước về ruộng. Ban ngày 1 người canh thì ban đêm cũng phải có 1 người thay thế”. 

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lù Thị Lỳ cho biết thêm: "Tôi rất vui vì ruộng nhà mình đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng. Vì thế, tôi và gia đình sẽ cố gắng gìn giữ đồi Mâm Xôi để ngày càng có nhiều người đến tham quan. Tôi cũng mong muốn chính quyền quan tâm hơn nữa để bảo tồn, phát huy vẻ đẹp của Mâm Xôi để gia đình cũng có được thu nhập cao hơn”.

Được biết, những năm qua, gia đình bà Lỳ đã tích cực khai hoang thêm ruộng nước và đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm để phát triển kinh tế. Nhờ đó, hiện nay cùng với ruộng đồi Mâm Xôi, gia đình bà còn trên 1.000 m2 ruộng ở xã Chế Cu Nha, cùng đàn trâu, bò trên 14 con.  

Hiện nay, vào mùa nước đổ cũng như mùa vàng, khu vực đồi Mâm Xôi thu hút hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm ngưỡng mỗi ngày. Đồi Mâm Xôi trở thành điểm du lịch nổi tiếng, được đông đảo du khách trong nước, quốc tế biết đến. 

Để các hoạt động trải nghiệm diễn ra thuận lợi, an toàn, sau khi thống nhất với các hộ dân có ruộng, trong đó có gia đình bà Lù Thị Lỳ, xã La Pán Tẩn đứng ra thu phí, rồi phân bổ cho các hộ dân có ruộng; phần còn lại dùng để tu sửa, mở rộng tuyến đường lên đồi Mâm Xôi.

 Anh Hờ A Thanh - công chức văn hóa xã La Pán Tẩn cho biết: cùng với sự vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương thì những năm qua, gia đình bà Lù Thị Lỳ đã có nhiều cố gắng để gìn giữ, bảo vệ cảnh quan đồi Mâm Xôi, nhất là vào mùa du lịch, gia đình bà thường xuyên có người phối hợp với các lực lượng để hướng dẫn, sửa chữa kịp thời các hư hỏng tại đồi Mâm Xôi. Nhờ đó, danh thắng đồi Mâm Xôi ngày càng trở thành điểm đến thăm quan hấp dẫn đối với du khách gần xa. 

Hùng Cường

Tags Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đồi Mâm Xôi xã La Pán Tẩn

Các tin khác
Hướng dẫn triển khai một số nội dung cốt lõi trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI tại Hội nghị.

Sáng 16/5, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Hội nghị lần thứ 3.

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Phùng Văn Tiến (thứ 2, phải sang) giới thiệu và thực hành nắn chỉnh cánh đuôi đạn cối 60.

Thời gian qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đưa vào ứng dụng thực tiễn; trong đó, có sáng kiến “Thiết bị sửa chữa cánh đuôi đạn cối 60” của Đại úy Phùng Văn Tiến - nhân viên thống kê, Đại đội Kho Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Yên Bái. Sáng kiến đã rút ngắn được thời gian, giảm nhân công, mang lại hiệu quả cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Thượng úy Trần Minh Tiệp, Đội CSGT đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái đã kịp thời đưa  cấp cứu giúp nạn nhân qua cơn nguy kịch tối 10/5.. (Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp)

Tối 10/5, Thượng úy Trần Minh Tiệp - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 1, Phòng CSGT, Công an tỉnh Yên Bái đã đưa đi cấp cứu, giúp nạn nhân vụ tai nạn giao thông qua cơn nguy kịch.

Chị Siêm (bên trái) vận động gia đình hội viên tham gia Mô hình

Là cán bộ, đảng viên luôn gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện “nói đi đôi với làm”, chị Hoàng Thị Siêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ đã triển khai tổ chức các phong trào thi đua tại cơ sở đạt hiệu quả cao. “Chị Siêm phong trào 5 tốt” là cái tên được chị em hội viên phụ nữ trong xã đặt cho chị vừa gần gũi, vừa trân trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục