Lò Văn Minh - bác sĩ của đồng bào vùng cao

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/2/2025 | 1:57:21 PM

YênBái - Công tác ở địa bàn vùng cao, bác sĩ Lò Văn Minh - Phó Bí thư Chi bộ Điều trị, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu luôn hết mình trong công việc, cùng cán bộ y, bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bác sĩ Lò Văn Minh (bên phải) triển khai kỹ thuật mới tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu.
Bác sĩ Lò Văn Minh (bên phải) triển khai kỹ thuật mới tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Nhi, Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu.


Sau khi được đào tạo, lĩnh hội kiến thức từ Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y - Dược Thái Nguyên, bác sĩ Lò Văn Minh mang tất cả những kiến thức có được và lòng nhiệt huyết vào công việc. 

Anh chia sẻ: "Bản thân tôi đã triển khai được thêm nhiều dịch vụ kỹ thuật về các lĩnh vực hồi sức cấp cứu, gây mê phẫu thuật và nhi khoa; hằng năm hỗ trợ gây mê, phẫu thuật cho hơn 100 ca, cấp cứu điều trị hơn 200 ca và điều trị cho hơn 1.500 ca điều trị nội trú trong lĩnh vực nhi khoa. Hạnh phúc nhất của tôi  là thành công trong hỗ trợ gây mê, phẫu thuật các ca bệnh nặng, phức tạp như: chửa ngoài tử cung, vỡ, sốc, mất máu nặng mà trước đây tập thể Trung tâm Y tế huyện chưa làm được; đặc biệt là khi thành công trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống thở điều trị khỏi được cho các ca ngộ độc lá ngón nặng do tự tử và đến bệnh viện muộn. Đó thực sự là niềm vui không gì bằng, là kéo được bệnh nhân từ cõi chết trở về”. 

Năm 2024, bác sĩ Lò Văn Minh đã đi đầu trong công tác đào tạo khám, chữa bệnh đái tháo đường, nay đã cấp phát thuốc đái tháo đường hàng tháng cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân giảm chi phí, công sức trong khi trước đây đều phải chuyển tuyến trên khám và điều trị. Đây cũng là bước ngoặt lớn trong công tác chuyên môn tại Trung tâm Y tế huyện.

Trong quá trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Lò Văn Minh phát huy lợi thế là người dân tộc thiểu số, thông thạo ngôn ngữ và phong tục của đồng bào kết hợp thái độ thân thiện, cởi mởi với bệnh nhân để khai thác được kỹ các thông tin về người bệnh cũng như các triệu chứng, biểu hiện của bệnh, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị tích cực cho bệnh nhân. Anh đồng thời cũng là Hội phó Chi hội Thầy thuốc trẻ tại Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu. 

Ngoài việc tham gia công tác cấp cứu, khám, chữa bệnh tại Trung tâm Y tế huyện, hàng năm, anh còn tham mưu cho lãnh đạo xây dựng kế hoạch về các chương trình hoạt động khám, chữa bệnh thiện nguyện; phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Yên Bái, các nhà thiện nguyện khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ cấp cứu, thăm khám, chữa bệnh cho người dân, bác sĩ Lò Văn Minh còn góp sức tích cực phối hợp với các khoa, phòng, bộ phận trực thuộc Trung tâm Y tế huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc CSSK ban đầu và chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, bác sĩ Minh còn tham gia công tác tập huấn cho đội ngũ y tế thôn, bản cũng như trạm y tế xã, thị trấn về công tác CSSK cho bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay từ gia đình để hạn chế các nguy cơ không mong muốn đến với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn huyện. 

Bác sĩ Minh chia sẻ: "Nhìn chung người dân vùng cao còn thiếu kiến thức tự CSSK bản thân, khi bị bệnh thường đến cơ sở y tế muộn; ốm đau còn dùng cách cúng bái, ma chay và dùng thuốc không rõ nguồn gốc nên ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, tôi cùng đồng nghiệp luôn xác định phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân thay đổi nhận thức, thói quen liên quan đến việc CSSK, thăm khám, điều trị khi có bệnh, để nâng cao hơn nữa công tác CSSK người dân trên địa bàn”. 

Vượt qua những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất y tế ở địa bàn vùng cao, bác sĩ Lò Văn Minh với ý thức trách nhiệm và tình yêu nghề đã và đang cùng đồng nghiệp góp phần cho công tác CSSK nhân dân ở Trạm Tấu ngày một tiến bộ và đạt nhiều thành tựu.

Thu Hạnh

Tags Trạm Tấu Trung tâm Y tế huyện Trạm Tấu Lò Văn Minh chăm sóc sức khỏe bệnh

Các tin khác
Chị Hoàng Biên Thùy - Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Chiến Thắng thường xuyên trao đổi với nhân viên về nâng cao chất lượng công việc.

Bằng nỗ lực không ngừng, chị Hoàng Biên Thùy - Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Chiến Thắng ở phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái đã trở thành nữ doanh nhân gặt hái được nhiều thành công.

Năm 2022, bà Âu Thị Chính, người phụ nữ tận tụy với văn hóa truyền thống dân tộc Cao Lan tại thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho gần 30 năm cống hiến không mệt mỏi của bà Chính trong việc sưu tầm, bảo tồn và truyền dạy các điệu múa, bài hát truyền thống của dân tộc Cao Lan. Danh hiệu cao quý ấy không chỉ tôn vinh những nỗ lực của nghệ nhân mà còn khẳng định giá trị của di sản văn hóa đặc sắc đã gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Là một thôn nghèo còn nhiều khó khăn, đến nay, thôn Ao Sen Lũng, xã Tân Lập, huyện Lục Yên đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận thôn nông thôn mới vào tháng 11/2024 vừa qua. Để có được kết quả trên không thể không ghi nhận sự những đóng góp nỗ lực của nữ trưởng thôn 8x Nguyễn Thị Luận - người tiên phong khai hoang, mở lối thoát nghèo cho vùng đất này.

Ông Hà Văn Liêm chăm sóc tre măng Bát độ.

Đi từ đói nghèo trở thành giàu có, song ông Hà Văn Liêm ở thôn Đồng Cát, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên vẫn giữ nguyên cái chất mộc mạc, giản dị và chân thành của một lão nông miền sơn cước. Ở ông, tinh thần hăng say lao động sản xuất và ý chí vươn lên vẫn nguyên như những ngày lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục