“Của để dành”

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/11/2010 | 9:49:56 AM

YBĐT - Biết có khách đến, bà Phương tất tả từ đồng về nhà: “Mọi ngày, khi không nhìn rõ mặt người tôi mới về, cố thêm một tý thì các con ở xa đỡ vất vả. Ngày trước khi các cháu còn nhỏ, kinh tế gia đình tôi cũng không đến nỗi khó khăn lắm nhưng từ khi các cháu vào cấp 3, chúng tôi dồn tất cả chỉ để nuôi con ăn học nên vất vả hơn”.

Những tấm giấy khen của 2 cậu con trai luôn được bà Phương giữ gìn cẩn thận.
Những tấm giấy khen của 2 cậu con trai luôn được bà Phương giữ gìn cẩn thận.

Mấy sào ruộng nhỏ đủ gạo ăn đã khó làm sao dám nghĩ đến chuyện nuôi con ăn học nên ông bà bươn trải đủ nghề để kiếm sống. Bà không còn nhớ mình đã làm bao nhiêu nghề, đã đi bao nhiêu cây số thu mua sắt vụn khắp các bản, làng xa xôi, đã bắt ốc, bắt cua bao nhiêu buổi trên cánh đồng gần, đồng xa những mong đủ tiền trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Nhà nghèo, không có tiền để đi học thêm, hai cậu con trai của ông bà cố gắng tự học và đều học giỏi. Đặc biệt, cậu con trai thứ 2 - Nguyễn Trường Giang sau khi đoạt giải nhì môn Vật lý cấp quốc gia lớp 12 được tuyển thẳng vào Đại học Dược Hà Nội. Bên cạnh niềm vui đưa con tới giảng đường đại học cũng là nỗi lo lấy gì để có tiền nuôi con suốt bốn năm dài đằng đẵng? Ông Điền lặn lội xuống Hà Nội làm thuê, lương mỗi tháng được một triệu đồng phụ thêm cho các con trang trải tiền học phí.

Ông chia sẻ: “Số tiền lương một triệu đồng không phải là lớn nhưng đối với nhà nông chúng tôi là cả một vấn đề. Nhiều đêm ở nơi đất khách quê người tôi không ngủ được vì phải lo tiền đóng học cho con. Tuy vậy, không thể để cho các cháu thất học được, vất vả lắm nhưng vẫn phải cố thôi!”. Còn bà Phương ở quê hằng ngày tần tảo chăm sóc mấy sào ruộng, gieo ngô, trồng đỗ, trồng lạc.

Hàng tháng, bà đạp xe hàng chục cây số tới bến xe Yên Bái để gửi gạo cho con, chỉ vậy thôi nhưng thấm đẫm mồ hôi và tình cảm của bà mẹ hết lòng vì con. Biết nỗi vất vả của cha mẹ, hai cậu con trai bảo nhau học tập và tranh thủ đi làm thêm mong sao vơi đi phần nào nỗi vất vả của cha mẹ.

Thời gian thấm thoắt trôi, “trồng cây sắp tới ngày cho quả”, chỉ còn vài tháng nữa hai cậu con trai của ông bà sẽ tốt nghiệp đại học thành kỹ sư, thành cử nhân. Gần mười năm qua là thời gian vất vả nhất trong cuộc đời của ông bà, nhưng ông bà đã vượt lên tất cả bằng những suy nghĩ đơn giản như tất cả của những người nông dân chất phác khác: “Chúng tôi chỉ mong các cháu nên người, có được nghề nghiệp ổn định để không phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như bố mẹ”.

Những tấm giấy khen của hai cậu con trai từ ngày bắt đầu đi học đến bây giờ luôn được ông bà giữ gìn cẩn thận như những tài sản quý giá nhất trong gia đình. Mỗi lần giở ra xem, ông bà không khỏi tự hào. Những phần thưởng đó không chỉ dành cho hai cậu con trai ngoan ngoãn và học giỏi - “của để dành” lớn nhất của cuộc đời ông bà, mà còn là phần thưởng dành cho những cố gắng, hy sinh của những người làm cha, làm mẹ suốt đời vì con.

Hồng Khanh

Các tin khác
Anh Đặng Tiến Đạt (người bên phải) trao đổi với cán bộ xã Thịnh Hưng về mô hình nuôi ba ba của mình.

YBĐT - Hiện giờ những ao ba ba của anh có tất thảy 800 con gồm cả ba ba sinh sản và ba ba thương phẩm hứa hẹn những đợt xuất bán mới... Anh Đạt cũng đang tích cực chăm sóc những con ba ba con vừa để bán ba ba giống, vừa để chăm thành ba ba thương phẩm. Những con ba ba giống này hiện cũng có giá đến 600 - 700 ngàn đồng/con.

YBĐT - Ở thôn Ngòi Mấy, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình (Yên Bái) người ta thường nhắc tới ông Trưởng thôn Triệu Viết Ngoày như một người ông, người cha, người anh của gia đình bởi sự nhiệt tình giúp đỡ, bảo ban những người dân trong thôn về nếp ăn, nếp ở sao cho tiến bộ, rồi cách lao động sản xuất theo khoa học kỹ thuật mới.

Ông Đông là người đầu tiên ở xã Cường Thịnh nuôi chim bồ câu.

YBĐT - Đến xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) hỏi nhà ông Lương Văn Đông (thôn Đồng Lần) nuôi chim bồ câu thì ai cũng biết, bởi ông được xem là người đầu tiên trong xã mạnh dạn đầu tư nuôi chim bồ câu.

Cô giáo Nguyễn Thị Thành (phải) tại Hội nghị Biểu dương nữ CNVC-LĐ khắc phục khó khăn lao động giỏi - nuôi con học giỏi toàn quốc năm 2004.

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình đông anh em, lại là chị cả, hoàn cảnh khó khăn của gia đình đã thôi thúc cô giáo Thành quyết tâm vươn lên mạnh mẽ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục