"Chữ "tâm" đưa tôi đến với học trò"

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/1/2011 | 2:19:00 PM

YBĐT - "Tên sao, nết vậy" - đó là câu nói quen thuộc của nhiều người khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải.

Học sinh vùng cao.
Học sinh vùng cao.

Năm 1984, cô Nguyễn Thị Tâm tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Hoàng Liên Sơn và xung phong lên giảng dạy tại Trường PTCS xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Những ngày đầu, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương với cánh đồng thẳng cánh cò bay thật da diết... Chung khó khăn của đất nước trong những năm cuối thập kỷ 80 thì sống và làm việc tại huyện nghèo khó nhất tỉnh lại càng vất vả hơn với các thầy cô giáo và nhiều người đã phải bỏ nghề. Hai vợ chồng cô Tâm lúc ấy đều là nhà giáo, cuộc sống chật vật bội phần. Ngoài những giờ lên lớp hay soạn giáo án, cô cặm cụi với chiếc máy khâu để nhặt nhạnh thêm nuôi các con.

Dù khó khăn nhưng cô vẫn bám lớp, bám trường, dạy chữ cho con em đồng bào Mông. Học sinh, phụ huynh yêu mến cô bởi tấm lòng tận tụy, đồng nghiệp quý cô ở sự trách nhiệm và nhiệt huyết.
Năm 1995, cô Tâm nhận nhiệm vụ làm Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đến năm 2008, cô giữ trọng trách Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Mù Cang Chải.

Hơn 26 năm gắn bó với "sự nghiệp trồng người", ở cương vị nào cô cũng luôn say mê, tâm huyết. Cô tạo mọi điều kiện để giáo viên, cán bộ, nhân viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức. Nhờ vậy, năm học nào nhà trường cũng có giáo viên đạt thành tích cao trong công tác, chất lượng giáo dục nâng lên rõ rệt.

Hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cô Tâm vẫn luôn nhắc nhở bản thân và đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trau dồi kiến thức chuyên môn, đặc biệt là tình yêu với nghề. Không chỉ dạy kiến thức, cô rất quan tâm đến các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, đặc biệt là văn hóa truyền thống dân tộc. Nhiều năm liền, nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba năm 2002, hạng Nhì năm 2005. Từ năm học 2000 đến nay, năm nào Trường cũng có giáo viên đoạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh.

Bản thân cô Tâm nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp. Cô vinh dự được Công đoàn ngành giáo dục Yên Bái tặng danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" giai đoạn 2005 - 2009; năm học 2009 - 2010 được Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng bằng khen và được tham dự hội nghị điển hình tiên tiến năm 2010. Mặc dù là trường dân tộc nội trú, điều kiện cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế hơn so với các trường khác nhưng năm 2006, nhà trường đã có học sinh đoạt giải Nhất tại "Hội thi Tin học trẻ" do Tỉnh Đoàn Yên Bái tổ chức. Hàng năm, cô đều xây dựng các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, năng lực quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy được ngành giáo dục huyện, tỉnh đánh giá cao.

Đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh dân tộc của Trường Phổ thông dân tộc nội trú" đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ khi tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng đều và tỉ lệ học sinh trung bình, yếu giảm rõ rệt.

Cô Tâm tâm sự: "Trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, thiếu các phòng học chức năng, thiếu chỗ ở cho học sinh cũng như việc sinh hoạt, vui chơi, giải trí chưa đáp ứng yêu cầu là điều tôi canh cánh trong lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể bảo đảm tốt nhất điều kiện ăn ở, học tập cho học sinh của mình.

Chính niềm vui được chăm sóc, dạy dỗ và gần gũi các em đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh, giúp tôi vượt qua những khó khăn thường ngày. May mắn bên cạnh tôi có một người chồng luôn hiểu và cảm thông với mình. Chính anh là "hậu phương" vững chắc giúp tôi vừa thực hiện tốt thiên chức của một người mẹ, một người vợ vừa cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người mà tôi đã lựa chọn. Chữ "tâm" đã đưa tôi đến với học trò".

Không còn bận bịu với công việc gia đình, với những to toan kinh tế khi hai con đã tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kiến trúc và đều công tác ở Hà Nội, cô có nhiều thời gian hơn để chăm lo cho học sinh, cho ngôi trường thân yêu của mình. Cô coi Trường như ngôi nhà thứ hai với những người thân là giáo viên, học sinh luôn gắn bó, yêu thương và cùng chia sẻ. Cô vẫn luôn nhắc nhở mình cần phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ đào tạo chất lượng cao, xứng đáng là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ cho địa phương.

Với những cống hiến của mình, dịp 20/11/2010, cô Nguyễn Thị Tâm đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Cô nguyện sẽ mãi tiếp lửa cho trên đường đi tới tương lai con em đồng bào Mông nơi vùng cao Mù Cang Chải.

Ngọc Mai

Các tin khác
Nông dân xã Đại Sơn, huyện Văn Yên thu hoạch quế.
(Ảnh: Văn Thông)

YBĐT - Tới xã Quang Minh huyện Văn Yên hỏi về anh Triệu Thiều Thăng - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) xã không mấy ai không biết.

Cô giáo Nguyễn Thị Phú nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở năm học 2009 - 2010.

YBĐT - Nhờ những cố gắng trong công tác giảng dạy từ năm 2005 đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Phú liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Ông Bàn Hữu Phủ (thứ 2 trái sang) trao đổi kinh nghiệm với các già làng.

YBĐT - Ở vào tuổi 79 nhưng ông Bàn Hữu Phủ vẫn rất nhanh nhẹn. Cả thôn Khe Ván cũng như xã Quang Minh (Văn Yên) mọi người đều biết và kính trọng ông - một người cao tuổi mẫu mực, tiên phong trong mọi phong trào của thôn, của xã và phát triển kinh tế gia đình.

Cô giáo Hiền chăm sóc các em nhỏ Trường Mầm non xã Suối Giàng.

YBĐT - Trường Mầm non xã Suối Giàng (Văn Chấn) giờ đã khang trang sạch sẽ và bi bô tiếng trẻ học bài nhưng ít người biết rằng để có được ngôi trường là cả sự cố gắng và nỗ lực của tập thể nhà trường và cô giáo Lại Thị Hiền – Hiệu trưởng nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục