Đổi mới Hiến pháp thể hiện ý Đảng - lòng dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/12/2013 | 8:58:56 AM

YBĐT - Dự thảo Hiến pháp (DTHP) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) đã chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2014.

Việc thông qua DTHP 1992 sửa đổi lần này là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử lập hiến, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và bền vững cho quá trình hội nhập và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Như vậy, sau gần 11 tháng (2/1/2013) tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và triển khai tiếp nhận ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân; các chuyên gia, nhà khoa học, DTHP 1992 sửa đổi đã được hoàn thiện, tổng hợp tinh hoa trí tuệ, tâm huyết của toàn dân tộc.

Phát biểu trước QH  và đồng bào, cử tri cả nước, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, DTHP 1992 sửa đổi được QH thông qua lần này là bản Dự thảo được chuẩn bị công phu, tâm huyết, khoa học; là kết quả quá trình làm việc nghiêm túc, cần mẫn và tâm huyết của các ĐBQH, của các tầng lớp nhân dân.

Dự thảo đã thể hiện được tinh thần đổi mới; thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân. QH, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã làm việc hết sức mình, tiếp thu ý kiến các ĐBQH qua 3 kỳ họp với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa trí tuệ của toàn dân tộc vào bản Dự thảo lần này.

 Mặc dù, trong một số bộ phận, một số người và ngay cả một số ĐBQH còn có những ý kiến khác về một số điều, khoản trong Dự thảo, song có thể khẳng định rằng, tuyệt đại bộ phận nhân dân và QH  đã đồng tình cao với DTHP sửa đổi thông qua lần này. Dự thảo đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân, đại đa số các ĐBQH. Đó là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là tinh thần làm chủ của nhân dân. Những ý kiến còn khác so với Dự thảo đều sẽ được QH hết sức trân trọng, tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước.

DTHP 1992 sửa đổi đã thu hút và nhận được sự quan tâm sâu sắc, đồng tình ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý dân chủ, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, không chỉ huy động được sự tham gia tích cực của nhân dân ở trong nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài để góp ý, hoàn thiện, quá trình góp ý vào Dự thảo mà còn phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với công việc lập hiến của đất nước cũng như thực thi Hiến pháp sau này.

 Trên cơ sở ý kiến của nhân dân, ý kiến của các vị ĐBQH và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý DTHP sửa đổi trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và xem xét, thông qua tại kỳ họp này. DTHP được thông qua gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), đã được chỉnh lý một cách hợp lý, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bám sát Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), nghị quyết của các đại hội Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị.

Dự thảo có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy Nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.

Không chỉ hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập của đất nước, việc sửa đổi bổ sung bản Hiến pháp năm 1992 - được xây dựng trong thời kỳ đầu đổi mới đất nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân cả nước, khắc phục được những hạn chế, bất cập của Hiến pháp hiện hành. Như vậy, kể từ ngày 1/1/2014, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo Nghị quyết của QH, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp sửa đổi. Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp (sửa đổi); kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp (sửa đổi); điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới của Hiến pháp (sửa đổi); triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp (sửa đổi).

QH cũng yêu cầu các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp (sửa đổi) tại địa phương, cơ quan, tổ chức của mình, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Đ.T

Các tin khác

YBĐT - Những tháng đầu năm 2013, ngành chăn nuôi cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn do đầu ra chưa ổn định, giá thức ăn tăng cao, gia cầm nhập lậu diễn biến phức tạp nên không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ.

Đồng chí Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương đánh giá cao kết quả công tác giải quyết KNTC của tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Trong khi không ít địa phương trên cả nước còn loay hoay tìm cách tháo gỡ những điểm “nóng” về khiếu nại, tố cáo kéo dài thì tỉnh Yên Bái được Ban Nội chính Trung ương, Vụ Đơn thư, Cục I Thanh tra Chính phủ ghi nhận là địa bàn “xanh”, là điểm sáng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của toàn quốc.

YBĐT - Mặc dù đang là những đợt rét đầu mùa, nhưng nhiệt độ ở các xã vùng cao Yên Bái đã giảm đáng kể. sương mù và mưa sương bao phủ khắp các thôn, bản. Theo dự báo thời tiết, vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Vì thế, chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng ở địa phương.

YBĐT - Diễn biến giá cả, thị trường cuối năm đã và đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm trong dịp tết Nguyên đán. Tuy nhiên, chúng ta cần có những quyết sách trong điều hành, tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ, bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục