Để người cao tuổi là vốn quý của xã hội
- Cập nhật: Thứ sáu, 30/9/2016 | 7:15:12 AM
YBĐT - Theo con số thống kê, tuổi thọ của người Việt Nam đang tăng lên, số người cao tuổi đã lên tới 9 triệu người, chiếm 10% tổng dân số. Tuổi thọ tăng cao đánh dấu sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên làm thế nào để việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi ngày càng tốt hơn đang được đặt ra.
Tuổi thọ tăng cao đánh dấu sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên vấn đề làm thế nào để việc quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi ngày càng tốt hơn đang được đặt ra.
Có thể nói, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc chăm sóc người cao tuổi đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Chính phủ và cộng đồng xã hội. Đối với người cao tuổi ở nước ta, thì vấn đề bệnh tật và sức khỏe là đáng quan tâm nhất; phần lớn người già ở nước ta sức khỏe không tốt, mang nhiều bệnh tật, điều đó rất dễ nhận thấy.
Theo các chuyên gia, phần lớn người cao tuổi mắc các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch; các chứng bệnh về xương khớp… đó là những loại bệnh nan y, điều trị rất dai dẳng, khiến chất lượng cuộc sống giảm sút… Nguyên nhân chính là do cơ thể lão hóa, do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, dinh dưỡng không đảm bảo, không phòng và điều trị đúng cách.
Việc rèn luyện, duy trì cuộc sống lành mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe, điều này thì ai cũng biết, tuy nhiên khi người ta còn trẻ thì thường hay chủ quan, không ít người còn hủy hoại sức khỏe bằng rượu, bia, thuốc lào, thuốc lá… chỉ đến khi ngã bệnh hay đã tàn tạ về sức khỏe rồi thì mới lo rèn luyện.
Thời gian gần đây, người dân, nhất là bậc trung niên và cao tuổi rất tích cực luyện tập thể dục thể thao. Nhiều người đã biết lựa chọn một môn thể thao phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khỏe và lứa tuổi, tuy nhiên còn rất nhiều người vẫn sống thu mình, nghỉ ngơi rồi mà cứ tự “nhốt” mình trong bốn bức tường, làm bạn mật thiết với ti vi…
Nhiều người tuổi chưa thật sự cao, thậm chí là mới nghỉ hưu nhưng sống rất thụ động, ngại giao lưu, ngại quan hệ; ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, biểu hiện rõ nhất là uống rượu, thức khuya, dậy muộn, ngủ thông trưa sang xế chiều, cả tuần không thấy ra khỏi nhà, tới thăm con cháu hay sang nhà hàng xóm hay bạn bè…
Cũng không nên quá trách cứ, bởi rất nhiều vấn đề gây cản trở người cao tuổi như ô nhiễm môi trường, vấn đề an toàn giao thông, thiếu các công trình như công viên, vườn hoa hoặc những nơi phù hợp để người cao tuổi ngày ngày lui tới sinh hoạt. Một vấn đề cần nói nữa là ngành lão khoa ở Việt Nam chưa phát triển, tỉnh Yên Bái cũng chưa có bác sỹ lão khoa, cơ sở nuôi dưỡng người già hoặc chuyên gia tư vấn người cao tuổi.
Chăm sóc, nuôi dưỡng người già đã và đang trở nên bức thiết, trong khi chờ Chính phủ có những quyết sách dài hơi, mang tầm cỡ chiến lược, quốc gia… thiết nghĩ, những người cao tuổi và Hội Người cao tuổi cần chủ động giải quyết, tự tháo gỡ. Hội Người cao tuổi cần năng động tổ chức các hoạt động tập thể như: câu lạc bộ thể thao, văn nghệ, đọc sách báo, câu lạc bộ văn thơ, giúp nhau kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế… để thu hút hội viên và người cao tuổi.
Không để người cao tuổi trở thành gánh nặng xã hội; ông bà, cha mẹ là sự quan tâm đặc biệt và nỗi lo lắng thường ngày của con cái, nhất là khi thực hiện mô hình gia đình ít con. Cần quan tâm chăm lo cho người cao tuổi để người cao tuổi thực sự là vốn quý của xã hội.
Lê Phiên
Các tin khác
YBĐT - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg về “Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp”. Trong nhiều nội dung, Chỉ thị yêu cầu rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc.
YBĐT - Yên Bái là địa bàn chung sống của 30 dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng biệt. Bản sắc văn hóa các dân tộc độc đáo, con người nồng hậu và thân thiện, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp đã ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách muôn phương, đưa họ đến với Yên Bái để khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống.
YBĐT - Sau 3 năm Luật Công đoàn có hiệu lực, hầu hết các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp các cấp đã chấp hành và thực hiện tốt quy định về đóng kinh phí công đoàn. Song, một số doanh nghiệp, hợp tác xã chưa thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012, Nghị định 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế chưa có tổ chức công đoàn.
YBĐT - Như chúng ta đã biết, kể từ ngày 1/8/2016, theo Nghị định 46 của Chính phủ (thay thế cho các Nghị định 171 và 107), người điều khiển phương tiện vượt đèn vàng hay đèn đỏ sẽ bị phạt tiền như nhau.