Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sản phẩm du lịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/2/2023 | 7:44:23 AM

YênBái - Các ngành công nghiệp văn hóa là những ngành sản xuất, tái sản xuất, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội. Sở hữu nhiều di tích, di sản văn hóa, Yên Bái có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp văn hóa; trong đó, có du lịch văn hóa.

Người Mông Yên Bái gìn giữ nét văn hóa riêng có của dân tộc mình. (Ảnh: Thanh Miền)
Người Mông Yên Bái gìn giữ nét văn hóa riêng có của dân tộc mình. (Ảnh: Thanh Miền)

Theo thống kê, tỉnh Yên Bái hiện có khoảng 123 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng; trên 700 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số; trong đó, có Nghệ thuật Xòe Thái được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Cũng như các địa phương khác, tỉnh Yên Bái đang thực hiện Quyết định số 1755 ngày 8/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. 

Theo đó, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách đặc thù góp phần phát triển ngành du lịch văn hóa của tỉnh; nhiều đề án, chương trình, kế hoạch đã được ban hành để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa như: Kế hoạch bảo tồn và phát huy Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

Đề án "Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án "Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng gắn với phát triển du lịch”; triển khai kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Yên Bái... gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 24/02/2021 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030… 

Xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch văn hóa dành cho khách quốc tế, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của các di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh gắn với chuỗi sản phẩm du lịch trong vùng Tây Bắc, tạo nên hình ảnh, điểm đến đặc thù "Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”.

Việc đầu tư, phát triển cùng lúc 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa (quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa) là rất khó, không phải lĩnh vực nào cũng là ưu thế của tỉnh Yên Bái. 

Thực tế cho thấy, Yên Bái có tiềm năng lớn để phát triển du lịch gắn với văn hóa. Nhiều năm qua, Yên Bái đã tạo ra mô hình phát triển du lịch dựa vào thế mạnh văn hóa. Vì vậy, lĩnh vực "đầu tàu” của công nghiệp văn hóa tại Yên Bái là du lịch văn hóa. Du lịch cung cấp phương tiện quan trọng để quảng bá hình ảnh địa phương và khuếch trương nền văn hóa của dân tộc bản địa; đồng thời, thúc đẩy văn hóa phát triển, củng cố di sản văn hóa, tạo ra các sản phẩm của văn hóa và sáng tạo.

Có thể thấy, tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Yên Bái là rất lớn; tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong mối liên kết với du lịch; phát triển du lịch trong mối liên kết với các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, lấy người dân địa phương làm chủ thể chính để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương. 

Cùng với đó, cần tăng cường tính liên kết giữa các ngành, các vùng nhằm tăng cường phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển công nghiệp văn hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy số hóa các ngành công nghiệp văn hóa địa phương; tăng cường sự phối hợp, cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm sáng tạo trong tổ chức triển khai thực hiện. 

Cùng với đó là những cơ chế, chính sách thu hút để mời gọi các nhà đầu tư hơn nữa, tập trung nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ các dự án lớn liên quan ngành công nghiệp văn hóa.
Thanh Ba

Tags Phát triển công nghiệp văn hóa sản phẩm du lịch

Các tin khác
Nghi lễ dâng hương tại lễ hội Đền Mẫu Nam Cường, thành phố Yên Bái.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2023, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm...

Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử. Ảnh: baochinhphu.vn

Giải quyết các vấn đề về "tư nhân hóa báo chí", "báo hóa" tạp chí, trang tin, mạng xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra đối với công tác quản lý báo chí trong năm 2023.

Năm 2023 là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2023).

Sản xuất đá xẻ ở Công ty RK Marble Việt Nam (Lục Yên) Yên Bái. (Ảnh: Đức Toàn)

Một tuần nghỉ tết đã trôi qua, hoạt động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đời sống của người dân đang trở lại bình thường. Nhiều doanh nghiệp đã khai xuân sản xuất, Tết trồng cây diễn ra ở khắp nơi trong tỉnh… là tín hiệu tốt đẹp ngay thềm xuân Quý Mão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục