Kiên quyết dập dịch lở mồm long móng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/1/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 25-1-2007, UBND tỉnh tổ chức hội nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2007 và công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng. Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Trong năm 2006, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài kèm theo gió Lào thổi, bà con nhân dân đốt nương, làm rẫy... khiến trên địa bàn đã xảy ra 2 vụ cháy rừng làm thiệt hại 10,1 ha rừng. Tình trạng khai thác, chế biến lâm sản trái phép có chiều hướng gia tăng, số vụ giảm song hành vi táo tợn hơn, tinh vi hơn.

 

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, tuy đến nay trên địa bàn chưa xảy ra dịch cúm gia cầm song tình trạng buôn bán, chăn nuôi gia cầm như hiện nay đang làm nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Dịch lở mồm long móng đã chính thức bùng phát tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải làm 783 con gia súc bị mắc bệnh; trong đó có 243 con trâu, 182 con bò, 358 con dê và 204 con đã chết. Ngay sau khi phát dịch, các cơ quan chuyên môn đã tiến hành dập dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc... song dịch bệnh vẫn có nguy cơ lan rộng.

 

Qua báo cáo và phát biểu ý kiến của các ngành, lãnh đạo các huyện, thị, thành phố về công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, hầu hết đều thể hiện sự cố gắng trong chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền và sự nhận thức đúng đắn của người dân. Bên cạnh đó các địa phương, đơn vị cũng chỉ ra những yếu kém, tồn tại và những biện pháp khắc phục hạn chế trong thời gian tới.

 

Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Lộc chỉ rõ:

 

về Công tác quản lý bảo vệ rừng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với lực lượng công an, quân đội, quản lý thị trường...triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn  tình trạng chặt phá rừng, khai thác vận chuyển, buôn bán, sử dụng lâm sản trái phép, áp dụng biện pháp ngăn chặn xử lý tại chỗ (địa bàn xã, thôn, bản có rừng); tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến giao thông, nhất là những điểm trung chuyển lâm sản trái phép từ rừng xuống... UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chuyên trách (công an, quân đội, kiểm lâm, quản lý thị trường) cùng UBND xã, phường mở các đợt kiểm tra, truy quét, xử lý các cá nhân, tổ chức phá rừng thuộc phạm vi địa phương mình quản lý. Trên địa bàn huyện nào, xã nào để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác buôn bán, vận chuyển thì chủ tịch UBND huyện, xã và kiểm lâm viên xã đó chịu trách nhiệm và phải kiểm điểm, xử lý theo các quy định hiện hành. Trong tháng cao điểm mùa khô tổ chức trực phòng cháy 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên theo dõi tổng hợp tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng...

 

Trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng: Củng cố kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng cấp huyện, xã, phường, thị trấn, phòng chống dịch cúm A/H5N1 lây sang người; tăng cường tuyên truyền đến cơ sở, chủ hộ chăn nuôi cách nhận biết về dịch bệnh giúp nhân dân nắm được để có biện pháp phòng tránh; kiểm tra giám sát chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện những ổ dịch mới để kịp thời ngăn chặn và dập dịch theo hướng dẫn; chấn chỉnh ngay công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, kiên quyết không để lưu thông trên thị trường khi chưa được các cơ quan chuyên môn kiểm định. Ngành y tế, tài chính chuẩn bị tốt thuốc men, vận dụng, kinh phí để kịp thời phục vụ công tác dập dịch khi có dịch xảy ra.

 

Về phòng, chống dịch lở mồm long móng, các huyện đang có dịch huy động ngay mọi lực lượng phối hợp với Chi cục Thú y tiến hành khoanh vùng ổ dịch, phun thuốc khử trùng, tiêu độc và tổ chức tiêm phòng bao vây vùng dịch; chỉ đạo thực hiện việc nuôi nhốt gia súc bị bệnh tại chuồng, trại chăn nuôi, không thả rông gia súc... Yêu cầu chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các ngành liên quan bố trí lãnh đạo cử các cán bộ chuyên môn trực trong tất cả các ngày kể cả thứ 7 và chủ nhật để kiểm tra, xử lý thông tin chủ động dập dịch ngay khi mới phát hiện...

 

Thanh Phúc

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải thăm khám bệnh cho người dân

Bắt đầu từ năm 1950, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định lấy ngày 7/4 hàng năm làm Ngày Sức khỏe thế giới, viết tắt là WHD (World Health Day). Trong ngày này, WHO sẽ tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định, nhằm lan tỏa thông tin và nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về tầm quan trọng của sức khỏe con người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục