Chống tư tưởng chủ quan, “bệnh” hình thức trong thực hiện NQ 32/CP

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - “Đánh trống, bỏ dùi” là câu nói ám chỉ “bệnh” làm việc theo kiểu hình thức, đại khái. Câu: “Đầu voi, đuôi chuột” cũng ám chỉ “căn bệnh” này. Gọi là “bệnh” vì cách làm việc hình thức, qua loa, “tiền hậu, bất nhất” đã không chỉ có ở riêng ngành Giáo dục - Đào tạo, mà có ở một số cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

NQ 32/CP của Chính phủ đã đi vào đời sống của người dân Yên Bái.
NQ 32/CP của Chính phủ đã đi vào đời sống của người dân Yên Bái.

Gần đây, việc thực hiện và đôn đốc thực hiện Nghị quyết 32/CP về giảm thiểu tai nạn và chống ùn tắc giao thông ở một số địa phương, ngành đã có biểu hiện này. Khi triển khai thực hiện, với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương… đã tạo khí thế, tác động tích cực tới việc điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.

Biểu hiện rõ nét, là hầu hết người điều khiển mô tô, xe máy khi tham gia giao thông đều đội mũ bảo hiểm; nhiều điểm gây mất trật tự an toàn giao thông, lẫn chiếm hành lang được giải phóng; số người chết, bị thương và số vụ tai nạn, va quệt giao thông không tăng.

Tuy nhiên, gần đây, việc thực hiện NQ 32/CP ở một số địa phương, ngành có phần “chùng” xuống, gây tâm lý hoài nghi trong một bộ phận nhân dân về kiểu làm việc “đánh trống, bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột”. Rõ nhất, là số người không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu, chở quá số người quy định, điều khiển mô tô, xe máy không đúng độ tuổi; nhiều “điểm đen” xuất hiện, chậm được khắc phục, nhất là khu vực nội thành và đường nông thôn.

Đáng chú ý, các điểm rửa xe ô tô trong thành phố đã trở thành một trong những nơi hay xảy ra tai nạn, đã có nhiều vụ gây chết người do xe ô tô, công nông ra vào không đúng quy định, khuất tầm quan sát của các phương tiện khác và người tham gia giao thông; nhiều điểm giao cắt không có đèn hiệu; tình trạng chợ họp trên hành lang, vỉa hè, nhất là nội thành vẫn không chấm dứt…

Bên cạnh đó, việc tuần tra, xử lý vi phạm của cơ quan chức năng chưa thường xuyên; công tác tuyên truyền, vận động chưa liên tục…

Tai nạn giao thông mỗi năm làm chết khoảng 12.000 người trong cả nước, gây thiệt hại trên 900 triệu USD, để một gánh nặng khổng lồ, lâu dài cho xã hội. Tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở Yên Bái thời gian gần đây cơ bản được kiềm chế và giảm thiểu, nhưng kiểu thực hiện “đầu voi, đuôi chuột”, “đánh trống, bỏ dùi” và tâm lý chủ quan đang có xuất hiện ở một số địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị.

Phòng ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông là nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là trong dịp cuối năm. Cần chống tư tưởng chủ quan và “bệnh” thành tích, chống kiểu làm “đầu voi, đuôi chuột”, “đánh trống, bỏ dùi” để Nghị quyết đi vào cuộc sống, vì một cuộc sống không tai nạn giao thông.

Quốc Khánh

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục