Chủ động phòng chống dịch tiêu chảy cấp

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dịch tiêu chảy cấp đang có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, số người mắc dịch ngày một tăng, nguyên nhân đều liên quan tới thực phẩm như ăn mắm tôm, gỏi cá, tiết canh, giò chả, thịt bò...

(Ảnh: Thanh Ba)
(Ảnh: Thanh Ba)

Tính đến ngày 5-11-2007, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An) có dịch với trên 600 trường hợp mắc bệnh.

Bệnh tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vi rút, vi khuẩn và do thực phẩm mất an toàn gây nên. Người bệnh được điều trị có chung triệu chứng nôn, có thể sốt, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần... Hiện có 40 loại vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy, có những loại bình thường chỉ cần uống thuốc đơn giản. Bệnh tiêu chảy cấp đặc biệt nguy hiểm, do tốc độ mất nước sau khi nhiễm bệnh cực kỳ nhanh, chỉ từ sáng đến chiều người bệnh có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Trong đợt dịch tiêu chảy cấp lần này có khoảng 15% bệnh nhân qua xét nghiệm có dấu hiệu dương tính với phẩy khuẩn tả.

Tuy nhiên, không phải tất cả vi trùng phẩy nêu trên đều gây bệnh tả mà chỉ có nhóm 01. Theo TS Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, phương pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay vẫn là ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ và khi có biểu hiện bệnh cần đến ngay cơ sở y tế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh tiêu chảy cấp. Song chúng ta không làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân trong sinh hoạt, ăn uống thì dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Có một điều dễ nhận thấy là người dân vẫn quá thờ ơ với dịch bệnh, các nhà hàng thịt chó, mắm tôm, gỏi cá, rau sống, tiết canh, lòng lợn... vẫn tấp nập người ăn.

Trên các chợ, tình trạng mất vệ sinh môi trường vẫn chưa được cải thiện, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú trọng, nhiều loại thực phẩm chưa qua kiểm tra, kiểm dịch vẫn bày bán công khai. Trong những ngày đầu mới có dịch nguyên nhân chính được đưa ra liên quan tới ăn mắm tôm, tiết canh, gỏi cá, nhưng trong ngày 4 và 5/11/2007 đã xuất hiện trường hợp mắc tiêu chảy do sử dụng giò chả, thịt bò.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, người dân Yên Bái vẫn còn rất "đủng đỉnh" trước thông tin này, chưa có ý thức phòng bệnh theo kiểu "cứ chờ nó đến hẵng hay". Các bà nội trợ vẫn cứ vô tư  mua mắm tôm, thịt chó về nướng chả, nấu rựa mận, rau sống ăn kèm...

Thực tế đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp quyết liệt trong việc vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường trong cộng đồng. Quan trọng nhất, mỗi người hãy tự bảo vệ mình, ăn chín uống sôi. Đặc biệt ở vùng nông thôn không có nước máy thì khử trùng nước giếng đun sôi rồi uống.

Khi có biểu hiện và mắc bệnh tiêu chảy không tự điều trị ở nhà và uống thuốc thông thường mà hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị, đừng để "nước đến chân mới nhảy", hối cũng không kịp!

YBĐT

Các tin khác
Cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Yên Ninh gặp gỡ, ôn lại truyền thống nhân kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh tư liệu

Vậy đã 49 năm trôi qua. Hào khí oanh liệt của cuộc chiến tranh thống nhất non sông về một mối mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với mốc son ngày 30/4 không bao giờ phai nhạt.

Ảnh minh họa.

Nhằm tôn vinh nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 19/4/2009, tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ công bố Quyết định 1668 của Thủ tướng Chính phủ, lấy ngày 19/4 hằng năm làm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sản xuất bột đá CaCO3 tại Công ty cổ phần Stone Việt Nam tại huyện Lục Yên.

Cụ thể hóa chủ trương, chính sách, nghị quyết, chương trình hành động, kịch bản bằng những việc làm, hành động cụ thể; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá; chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức.

Những quán hàng rong với nhiều loại thức ăn, nước uống được bày bán tại khu vực cổng trường học có nguy cơ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bị ngộ độc thực phẩm (tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục