Yên Bái: Hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giống vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hiện nay, Yên Bái có 4 đối tượng vật nuôi chính là: lợn, trâu, bò và gia cầm. Tuy nhiên, tỉnh có rất ít cơ sở sản xuất giống vật nuôi, công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi trong thời gian qua cũng không được chú trọng, dẫn đến hoạt động giống vật nuôi hầu như mang tính tự phát, khó kiểm soát dịch bệnh và chất lượng con giống không cao.

Nuôi bò theo mô hình bán công nghiệp.
(Ảnh: Tô Anh Hải)
Nuôi bò theo mô hình bán công nghiệp. (Ảnh: Tô Anh Hải)

Giống vật nuôi là yếu tố sinh học quan trọng có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản xuất ngành chăn nuôi; giống là tiền đề để phát huy các yếu tố kỹ thuật, công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi. Đánh giá về vai trò của việc chọn giống trong chăn nuôi dân gian có câu: "Tốt nái tốt một ổ, tốt đực tốt cả đàn".

Về đàn lợn, năm 2007, Yên Bái có gần 380.000 con với tổng sản lượng thịt hơi 15 nghìn tấn/năm. Trong đó, chăn nuôi lợn nạc tại các trang trại chăn nuôi lớn chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 6% so với tổng sản lượng thịt hơi trong toàn tỉnh. Trên 90% sản lượng thịt lợn được cung cấp từ các trang trại nhỏ và hộ gia đình với giống lợn nuôi thịt chủ yếu là lợn lai tại vùng thấp và giống lợn địa phương tại vùng cao.

Hiện nay, Yên Bái có 4 đối tượng vật nuôi chính là: lợn, trâu, bò và gia cầm. Tuy nhiên, tỉnh có rất ít cơ sở sản xuất giống vật nuôi, công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi trong thời gian qua cũng không được chú trọng, dẫn đến hoạt động giống vật nuôi hầu như mang tính tự phát, khó kiểm soát dịch bệnh và chất lượng con giống không cao.

 Hiện nay, nhu cầu về giống lợn ngoại về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi do có 2 cơ sở sản xuất con giống tương đối lớn là Tổng công ty Hòa Bình Minh và Trung tâm Chăn nuôi công nghệ cao, cùng với một số cơ sở tư nhân khác. Giống lợn lai tại khu vực chăn nuôi vùng thấp, hầu hết được nhân giống từ đàn lợn nuôi tự do trong dân. Trong khi đó, lợn đực giống nuôi trong các hộ không được quản lý theo quy định của Nhà nước, chủ yếu phối giống theo phương thức nhẩy trực tiếp, hàng năm không có giám định, bình tuyển để loại thải kịp thời những con không đạt tiêu chuẩn làm giống, nên chất lượng đàn giống thương phẩm không cao.

Để khắc phục nhược điểm này, cần tăng cường quản lý đàn lợn đực giống, đặc biệt cần phát triển mạnh các điểm thụ tinh nhân tạo lợn bằng các giống lợn ngoại như: Yorkshire, Landrace... Từng bước nâng cao chất lượng đàn lợn nái trong dân bằng giống Móng Cái và nái lai F1. Đối với khu vực vùng cao, cần bảo tồn nguồn gen của giống lợn địa phương bằng cách chọn lọc đực giống và tránh giao phối cận huyết.

Về đàn bò, thì chất lượng đàn hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê với tổng số gần 40.000 con, mới chỉ có 12% là bò lai Sind. Mặc dù, từ năm 1996 tỉnh đã thực hiện chương trình Sind hóa đàn bò bằng 2 hình thức là: phối giống nhân tạo tại vùng thấp và cho đực giống nhẩy trực tiếp tại vùng cao.

Tuy nhiên, việc nhân rộng đàn bò lai Sind dù đã được thực hiện nhiều năm vẫn thiếu tính bền vững, nguyên nhân chủ yếu là: đàn bê lai Sind ra đời hầu như được bán chuyển đi địa phương khác hoặc bán thịt ở độ tuổi còn non. Chất lượng đực giống hiện nay cũng là điều đáng bàn, khi mà hàng năm chúng ta mới phối giống nhân tạo được gần 3.000 liều tinh (chiếm hơn 10% đàn cái sinh sản), còn lại chủ yếu là phối giống trực tiếp bằng bò đực lai Sind và bò đực địa phương. Trong khi, đàn bò đực giống lai Sind hầu hết không được bình tuyển chọn lọc kỹ, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng, chủ yếu là bò mua tại vùng thụ tinh nhân tạo, chỉ có 1/2 máu Sind.

Do đó, để có thể đẩy nhanh tốc độ cải tạo đàn bò, cần phát huy hơn nữa công tác thụ tinh nhân tạo; thực hiện quản lý bò đực giống theo Pháp lệnh Giống vật nuôi; rà soát, thống kê, bình tuyển lại đàn đực giống, ưu tiên đưa bò có 3/4 máu Sind để cải tạo nhanh đàn bò địa phương, khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng bò cái lai Sind thay thế dần đàn bò cái địa phương. Đối với khu vực vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải có giống bò Mông là giống bò có tầm vóc khá lớn, nuôi phù hợp với đồng bào dân tộc, song trong thời gian qua không được bảo tồn, chọn lọc nên đang có nguy cơ thoái hóa, cần thiết phải chọn lọc bảo tồn, phát triển giống bò này.

Đối với đàn trâu, Yên Bái là tỉnh có số lượng đàn tương đối lớn (trên 111 nghìn con). Giống trâu Yên Bái có tầm vóc to, sức cày kéo tốt, nhưng hiện nay đàn trâu Yên Bái đang có nguy cơ thoái hóa do không được chọn lọc giống thường xuyên và phổ biến là giao phối cận huyết, dẫn đến tầm vóc và thể trạng đàn trâu đang có dấu hiệu đi xuống. Để khắc phục hiện tượng thoái hóa đàn trâu, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khuyến cáo thực hiện công tác cải tiến nâng cao chất lượng đàn trâu bằng phương pháp nhân thuần, theo phương thức tổ chức chọn lọc, bình tuyển đàn trâu đực giống và trâu cái giống tại địa phương, cho giao phối tại chỗ.

Là một trong bốn đối tượng vật nuôi chính trên địa bàn, đàn gia cầm của tỉnh hiện có gần 2.800.000 con, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình bằng các giống gà địa phương khó kiểm soát dịch bệnh. Phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp bằng những giống gà nhập nội cho năng suất cao như: Tam Hoàng, Lương Phượng, Sác soi, Kabir, Ai Cập, song chỉ chiếm chưa đầy 6% tổng đàn.

Nguyên nhân là do hiện  nay toàn tỉnh hầu như không có một cơ sở ấp trứng gia cầm giống nào có quy mô lớn; đàn gà giống nhập nội chủ yếu mua từ ngoại tỉnh về, giá thành cao, khó kiểm soát dịch bệnh. Như vậy, để có thể đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung, thì việc tổ chức xây dựng các trại nhân giống gia cầm trên địa bàn tỉnh là yếu tố rất cần thiết.

Với mục tiêu tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi lên trên 30% vào năm 2010 và tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tiếp theo, thì công tác nâng cao chất lượng giống vật nuôi trở thành một trong những yếu tố rất quan trọng và là yêu cầu cấp thiết. Để thực hiện được vấn đề này, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở sản xuất giống vật nuôi đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát về con giống trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Quốc Tuấn

Các tin khác
Ảnh: Nguyễn Giang.

YBĐT - Canh tác bền vững - bài toán đã có lời giải, nhưng Châu Quế Hạ cần có những giải pháp mạnh và đồng bộ. Đó là việc vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân hiểu về canh tác bền vững; áp dụng các tiến bộ vào sản xuất, phương pháp thâm canh mới; đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng cao vào sản xuất...

Đạo tạo nghề để nâng cao trình độ sản xuất là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

YBĐT - Theo ông Hoàng Đức Vượng - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Yên Bái, thì: “Cần phải thực hiện đồng bộ, thường xuyên, lâu dài các biện pháp đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đổi mới cơ chế chính sách quản lý các cơ sở dạy nghề nhằm khuyến khích hoạt động dạy nghề và tăng cường nguồn lực đầu tư nâng cao quy mô, chất lượng dạy nghề. Trước mắt, để đạt được mục tiêu tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao quy mô và chất lượng lao động qua đào tạo nghề của tỉnh...

Công nhân Công ty Công trình và Môi trường đô thị làm vệ sinh tại khu vực Công viên Yên Hòa (thành phố Yên Bái).

YBĐT - Dù đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi nhưng theo đánh giá quá trình thực hiện CQGVYTX, nhưng đối với tỉnh Yên Bái trong 10 chuẩn thì chuẩn vệ sinh môi trường luôn là chuẩn khó thực hiện nhất.

Công nhân Công ty Xây dựng cầu đường số 2 tu sửa,
bảo dưỡng đường. (Ảnh: Tô Anh Hải)

YBĐT - Cuối tháng 4 năm 2008, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái tiến hành kiểm tra 14 doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh, trong đó có 4 doanh nghiệp Nhà nước, 10 công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục