Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5-6

Yên Bái chung sức bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là một tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển, nhưng thảm họa môi trường đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống mỗi người dân Yên Bái. Đó là trận lũ lụt tháng 10/2005, hay đợt rét đậm kéo dài 42 ngày đầu năm 2008 làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất nông nghiệp...

Khói bụi do các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khói bụi do các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm nay là “Hãy thay đổi thói quen: Hướng đến một nền kinh tế ít cacbon”. Đây là một trong những vấn đề môi trường nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học, nhà quản lý và các tổ chức phi chính phủ.

 Theo các nhà khoa học, nguyên nhân trực tiếp của biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt là khí CO2. Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên từ việc đốt một khối lượng lớn chưa từng có các nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển công nghiệp, tình trạng phá rừng và khai thác gỗ thiếu bền vững là nguyên nhân tạo ra hơn 20% lượng khí nhà kính trên toàn cầu. Một số hình thức canh tác, chăn nuôi, giao thông vận tải, thói quen sử dụng năng lượng, nhiên liệu không tái tạo và các sản phẩm từ rừng đã làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính.

Thực tế, biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của nhiều dân tộc, nhiều nơi trên khắp hành tinh chúng ta trong đó có Việt Nam. Biểu hiện rõ nét nhất là thời tiết bất thường, sự ấm lên của Trái đất, hậu quả là băng tan, mực nước biển dâng, mưa lũ, bão lốc gia tăng. Con người đang phải đối mặt với những tác động khó lường của biến đổi khí hậu như dịch bệnh, đói nghèo, mất nơi ăn chốn ở, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học…

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Yên Bái tiếp tục phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước. Kết quả trên là do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực: chế biến nông lâm sản, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, sản xuất giấy, tinh bột sắn, chè... hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý môi trường đủ tiêu chuẩn, càng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nếu như năm 2002, toàn tỉnh mới có 5.520 cơ sở sản xuất CN-TTCN thì năm 2008 đã tăng lên trên 6.500 cơ sở. Các cơ sở này hầu hết thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, có quy mô nhỏ, nằm xen với các khu dân cư đông đúc, nhưng lại ít quan tâm đến việc xử lý môi trường. Điển hình là những vi phạm trong lĩnh vực sản xuất giấy đế.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 32 dây chuyền sản xuất giấy đế với công suất trên 35 ngàn tấn sản phẩm/năm và 8 dây chuyền sản xuất giấy vàng mã.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Yên Bái thì 100% các cơ sở này chưa có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn (chỉ có một số bể lắng lọc và hồ chứa nước thải) nên hiệu quả xử lý không đáng kể. Điển hình như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Yên Bình, một thời gian dài đi vào sản xuất nhưng do hệ thống xử lý nước thải không đạt yêu cầu đã gây ô nhiễm các suối: Hợp Thịnh, An Lạc, Động Quan và Hang Luồn, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân trong vùng.

Bên cạnh đó, việc khai thác gỗ nguyên liệu chưa bền vững, hay nạn chặt phá rừng phòng hộ, rừng tự nhiên chưa được ngăn chặn đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái.

Những năm qua, Yên Bái đã có nhiều nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường, tuy nhiên để làm tốt hơn đòi hỏi ý thức tự giác của mỗi người dân và cộng đồng.

Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày môi trường thế giới năm nay sẽ được tổ chức tại huyện Văn Yên. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ môi trường; kêu gọi sự chia sẻ của các tổ chức, cá nhân tạo thành phong trào, góp phần ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống của chính mình và cả cộng đồng.

Anh Dũng

Các tin khác
Hồ công viên Yên Hòa bên đại lộ Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái).

YBĐT - Đến thành phố Yên Bái, du khách gần xa cũng như những người quen thuộc với mảnh đất này đều ấn tượng về những hồ nước giữa trung tâm tỉnh lỵ. Phong cảnh của một đô thị miền núi nên thơ hữu tình với tóc liễu rủ in mặt sóng lăn tăn, sắc phượng cháy đỏ khi hạ về.

Gánh nặng về gia đình và công việc khiến nhiều phụ nữ dân tộc ở vùng cao Yên Bái không có cơ hội đến với cái chữ.

YBĐT - Trong mấy năm trở lại đây, các chương trình, mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ đã được triển khai đến tất cả các thôn, bản của huyện vùng sâu, vùng xa. Từ đó góp phần cải thiện đáng kể trong đời sống sinh hoạt cho phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đồng bào thiểu số vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Yên Bái do tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ còn cao nên việc triển khai các chương trình dự án hỗ trợ, tạo việc làm chưa mấy hiệu quả.

Nhiều lao động vùng đặc biệt khó khăn có việc làm, thu nhập ổn định. Ảnh: TT.

YBĐT – Sau 5 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và khẳng định được vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần tích cực trong công tác xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn.

Nuôi bò theo mô hình bán công nghiệp.
(Ảnh: Tô Anh Hải)

YBĐT - Hiện nay, Yên Bái có 4 đối tượng vật nuôi chính là: lợn, trâu, bò và gia cầm. Tuy nhiên, tỉnh có rất ít cơ sở sản xuất giống vật nuôi, công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi trong thời gian qua cũng không được chú trọng, dẫn đến hoạt động giống vật nuôi hầu như mang tính tự phát, khó kiểm soát dịch bệnh và chất lượng con giống không cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục